Robert Gilmore, nhà nghiên cứu về những dòng sông băng và sự hình thành của chúng trên khắp thế giới, đến Nam Cực hàng năm cùng nhóm các nhà khoa học, chia sẻ những hình ảnh ngoạn mục về tảng băng trôi. Đây cũng chính là tảng băng lâu đời nhất thế giới khi tồn tại trong suốt 30.000 năm. Chúng trôi nổi trong đại dương suốt nhiều thế kỷ nay, được coi là một trong những kiệt tác đẹp nhất của thiên nhiên.
Mỗi năm, hàng ngàn tảng băng nứt ra khỏi sông băng và trượt xuống biển từ phần đỉnh của cực bắc và cực nam địa cầu. Chúng ta chỉ thấy khoảng 10% bề mặt chúng trên mặt nước. Phần còn lại ẩn phía dưới. Điều này cũng đúng như những gì người ta thường ví von. Những gì con người hiểu biết chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Tảng băng trôi vào giữa mùa hè ở Jökulsárlón, Iceland
Những tảng băng trôi mang màu xanh dương đặc biệt như khối pha lê. Theo sự giải thích của các nhà khoa học, hiện tượng trên xảy ra do sự mất cân bằng trong nước lạnh. Sự thay đổi của nhiệt độ tác động đến màu sắc của những tảng băng. Đôi lúc có màu xanh ngọc, có khi chúng lại chuyển sang xanh chàm.
Nam Cực, Greenland và Iceland là những điểm đến hấp dẫn với các du khách có niềm đam mê khoa học và khám phá.
Người ta chỉ nhìn thấy khoảng 10% bề nổi của tàng băng. Phần còn lại của chúng nằm dưới mặt nước. Hình ảnh chụp tại Nam Cực.
Khối băng trôi ở Greenland trông như một tác phẩm điêu khắc được trạm trổ công phu.
Bầy chim cánh cụt đang biến một tảng băng cổ thành "công viên vui chơi". Ảnh chụp tại biển Scotia, Nam Cực.
Sông băng Perito Moreno với nhiều kết cấu được tìm thấy tại Vườn quốc gia Los Glaciares ở tỉnh Santa Cruz, Argentina.
Tảng băng cổ nhất thế giới hình thành từ hơn 30.000 năm trước.
Mỗi năm, hàng ngàn tảng băng nứt ra khỏi sông băng và trượt xuống biển từ phần đỉnh của cực bắc và cực nam địa cầu.
Trong quãng thời gian ở Nam Cực, nhiếp ảnh gia Alex Cornell đã bắt gặp khoảnh khắc kỳ vỹ này.
Bầy chim cánh cụt tập trung tại một khối băng ở Nam Cực, nơi tập trung các dòng sông băng cổ thuộc phía tây biển Weddell.
Phần nổi của khối băng