Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

(Baohatinh.vn) - Cách TP Hà Tĩnh 20 km về phía Nam theo QL1A, quần thể Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập ở thôn 8, xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Quần thể Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập gồm khu mộ và khu lưu niệm. Khu mộ cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập được đặt tại đồi Đồng Lem, diện tích hơn 1 ha, được xây dựng vào cuối năm 2009.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Đồng chí Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906, trong một nhà nho nghèo yêu nước tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay thuộc xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

35 tuổi đời, trải qua gần 16 năm hoạt động cách mạng, trong đó có gần 2 năm giữ cương vị Tổng Bí thư của Đảng (tháng 7/1936 đến tháng 3/1938), với nhiều bí danh và tên gọi khác nhau, đồng chí Hà Huy Tập đã có nhiều chủ trương, quyết sách cùng với tập thể Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo cách mạng nước ta vượt qua nhiều khó khăn, thử thách; đặc biệt trong việc xây dựng đường lối và khôi phục tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng từ Trung ương đến cơ sở.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Đồng chí Hà Huy Tập cũng có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển phong trào cách mạng của Đảng thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Trong giai đoạn này, với cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí đã cùng Trung ương Đảng giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề có tính chiến lược, sách lược của cách mạng, có vai trò quyết định tạo nên cao trào Dân chủ Đông Dương (1936-1939), tạo tiền đề quan trọng để dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Sự nghiệp cách mạng của đồng chí để lại tấm gương sáng ngời về nhà lãnh đạo xuất sắc, người chiến sỹ cộng sản kiên trung, trọn đời chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc, ấm no của Nhân dân. Công lao, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập cũng như câu nói nổi tiếng của đồng chí trước kẻ thù: “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động” đã thúc giục các thế hệ tiếp tục học tập và noi theo.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Thân phụ của đồng chí Hà Huy Tập là Hà Huy Tương, làm nghề dạy học và bốc thuốc, thân mẫu Nguyễn Thị Lộc làm nông. Hiện nay, phần mộ song thân cũng được đặt trong khuôn viên khu mộ cố Tổng Bí thư.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Cách khu mộ hơn 1 km về phía Đông là Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập với hệ thống nhà thờ, nhà trưng bày, gian nhà tranh và các cụm tượng đá trên khuôn viên rộng gần 1 ha tại thôn 8, xã Cẩm Hưng.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Khu lưu niệm được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2004.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Bên trong khu lưu niệm có 1 nhà trưng bày với hàng trăm hiện vật, tài liệu đang được lưu giữ đã tái hiện sinh động, rõ nét về thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Nơi đây đã trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Giấy đăng ký kết hôn giữa đồng chí Hà Huy Tập và bà Nguyễn Thị Giáo từ những năm 1928 cũng được lưu giữ cẩn trọng…

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

… cùng nhiều cổ vật liên quan đến cuộc đời của cố Tổng Bí thư.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Đặc biệt trong số đó có bút tích của đồng chí Hà Huy Tập trong bức thư cuối cùng trước khi bị tử hình viết gửi người em rể Nguyễn Đình Cương với lời nhắn giản dị: “Nếu tôi phải bị chết thì... gia đình và bạn hữu chớ xem tôi như là người chết mà phải buồn; trái lại, nên xem tôi như là người còn sống nhưng đi vắng một thời gian vô hạn... mà thôi!”.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Điểm nhấn tại Khu lưu niệm là ngôi nhà tranh 5 gian nằm im lìm dưới những tán cây xanh mát - nơi đồng chí Hà Huy Tập cất tiếng khóc chào đời. Đây là hiện vật gốc hết sức quý giá, vừa bảo lưu được nét kiến trúc truyền thống đặc trưng của người dân vùng quê Hà Tĩnh cách đây hơn một thế kỷ, vừa tái hiện lại nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình đồng chí Hà Huy Tập.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Năm 2004, ngôi nhà được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Phía trong ngôi nhà lưu giữ nhiều hiện vật nguyên gốc như bộ bàn ghế, ấm chén, cũi đựng thức ăn, cối xay lúa, chum nước… gắn liền với cuộc sống ngày xưa của gia đình đồng chí Hà Huy Tập.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Phía trước ngôi nhà tranh là đền thờ cố Tổng Bí thư với bức tượng đồng bán thân của đồng chí Hà Huy Tập.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Đây là nơi linh thiêng để du khách dâng lên anh linh đồng chí cố Tổng Bí thư nén tâm nhang, tri ân những công lao to lớn của đồng chí Hà Huy Tập cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Trong khuôn viên khu lưu niệm còn có 3 cụm tượng làm bằng đá xanh, được đặt tên là Cội nguồn, Nỗi đau mất nước và Chân lý cách mạng với ý nghĩa hình tượng hóa một thời kỳ phát triển của lịch sử dân tộc: Từ cuộc sống thanh bình đến nỗi đau mất nước và khí thế đấu tranh cách mạng hào hùng của Nhân dân để giành lấy độc lập, tự do. (Trong ảnh: cụm tượng Cội nguồn).

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Cuối khuôn viên là nhà thờ song thân của đồng chí Hà Huy Tập.

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Trong thời gian qua, hướng tới kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Ban Quản lý Khu di tích đã tập trung chỉnh trang khuôn viên, tôn tạo một số hạng mục công trình...

Về Hà Tĩnh thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

... trồng mới hệ thống cây xanh, cây cảnh tại khu mộ và khu lưu niệm nhằm tạo cảnh quan khang trang, phục vụ tốt nhu cầu tham quan của du khách.

Từ đầu năm đến nay, khu di tích đã đón hơn 5.000 lượt du khách về tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp đồng chí Hà Huy Tập. Để chuẩn bị tốt cho chuỗi các hoạt động trong dịp kỷ niệm, từ đầu tháng 4/2021, đơn vị đã tập trung 100% nhân lực phục vụ tất cả các ngày trong tuần nhằm đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, đón tiếp, phục vụ các đoàn khách tham quan, dâng hương

Ông Ngô Đức An - Phó Trưởng ban phụ trách khu di tích

Chủ đề KỶ NIỆM 115 NĂM NGÀY SINH TỔNG BÍ THƯ HÀ HUY TẬP

Đọc thêm

Giữa tháng Tư lịch sử

Giữa tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, từ nửa thiên niên kỷ nay, với người Việt, có thêm một tên gọi mới - tháng Tư lịch sử. Với người Hà Tĩnh - nơi từng bị chiến tranh tàn phá, tháng Tư cũng thật đặc biệt.
Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Sau thành lập, cùng với triển khai các nhiệm vụ được giao, Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đều chủ động chuẩn bị các nội dung, sẵn sàng điều kiện tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030 khi có chỉ đạo, hướng dẫn mới từ Trung ương và Tỉnh ủy.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Sau khi đất nước thống nhất, Hà Tĩnh đã tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực cũng như cả nước.
Cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hiệu quả; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đưa chuyển đổi số vào lãnh đạo, điều hành, cải cách hành chính; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ...
Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.