Về Hà Tĩnh

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Trong những trang sử vàng của dân tộc, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) được khắc tạc bằng những đóng góp có giá trị trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, chính trị, văn học. Ông được coi là một trong những nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XVIII. Đến nay, sau 3 thế kỷ, gia tài mà ông để lại vẫn còn nguyên giá trị.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Hà Tĩnh vốn nổi danh là miền địa linh nhân kiệt với những dòng họ lắm hiền tài, Nguyễn Thiếp là người được thừa hưởng những tinh hoa của dòng họ Nguyễn nổi tiếng ở đất Can Lộc. Theo nhiều sử liệu, thủy tổ của ông ở Cương Gián (Nghi Xuân), ông nội của ông là cụ Nguyễn Khai lấy vợ lẽ ở làng Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, sinh con cháu rồi lập chi họ Nguyễn ở đây (nay là thôn Lũy, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Bố ông là Nguyễn Quang Trạch lấy vợ là con cháu dòng họ Nguyễn nổi tiếng ở làng Trường Lưu xưa. Được mẹ ân cần dạy dỗ, chăm lo việc học, Nguyễn Thiếp đã sớm hấp thu những tinh hoa văn hóa của dòng họ, từ nhỏ đã ham học, ham đọc sách. Năm 19 tuổi, ông được gửi ra Thái Nguyên, ở cùng chú là Tiến sỹ Nguyễn Hành (đang làm Hiến sát sứ Thái Nguyên) để học tập. Không chỉ được chú dạy dỗ, ông còn được chú gửi cho Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (cha của Đại thi hào Nguyễn Du) để học thêm. Có lẽ đây là những năm tháng ông tích lũy được nhiều nhất về kiến thức, hình thành nên tư tưởng, tư duy của một phu tử.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ngày nay thuộc địa phận thôn Lũy, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh), quê hương ông. Ảnh: Thiên Vỹ

Nguyễn Thiếp tuy có thi cử và cũng từng giữ những chức quan nhỏ nhưng đó không phải là mục tiêu lớn nhất của ông. Bao trùm lên tên tuổi của ông chính là đạo học sâu xa do chính ông tích lũy, nghiên cứu. Đạo học đó được ông truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò, ứng dụng vào trong những kế sách chính trị, quân sự và cả những sáng tác văn chương.

Nguyễn Thiếp đã đỗ thi Hương năm 1743 và sau đó thi Hội đỗ tam trường. Năm 1756, Nguyễn Thiếp ra nhậm chức Huấn đạo ở huyện Anh Đô (nay là Anh Sơn), năm 1762, ông được bổ chức Tri huyện Thanh Chương (Nghệ An). Đây cũng là quãng thời gian ông chứng kiến sự mục ruỗng của triều đình, chán ghét cảnh suy nhược, lộng quyền của vua Lê, chúa Trịnh, ông chọn rời bỏ quan trường, lui về dạy học. Năm 1768, Nguyễn Thiếp xin cáo quan, về lập trại Bùi Phong trên núi Thiên Nhẫn (Nam Đàn, Nghệ An) bắt đầu dạy học. Tuy chỉ dạy học ở vùng đất Hồng Lam nhưng danh tiếng của ông lan truyền khắp cả nước. Ông nổi tiếng là người đạo hạnh thanh cao, có trình độ uyên bác. Cả nước hâm mộ tôn ông là bậc thầy. Ông chủ trương trước học sách tiểu học để bồi đắp lấy gốc, sau học kinh, truyện để biết ngọn ngành; luôn coi trọng thực chất, không coi trọng số lượng; mở rộng ngành sư phạm ra toàn diện cho con cháu toàn dân kể cả con em quan lại triều cũ được phép đi học văn, học võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện thì đi học... Tư tưởng và phương pháp giáo dục đó của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Khu lăng mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và vợ là bà Đặng Thị Nghi được xây dựng trên núi Bùi Phong (thuộc dãy Thiên Nhẫn) ở xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Đức Quang

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm trong một lần trả lời công thần nhà Tây Sơn Trần Văn Kỷ về nhân tài của đất Hoan Châu đã nói: “Đạo học sâu xa thì Lạp Phong cư sỹ, văn phong phép tắc thì Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, còn thiếu niên đa tài đa nghệ chỉ có Nguyễn Huy Tự” (Lạp Phong cư sỹ chính là Nguyễn Thiếp). Chính vì cái “đạo học sâu xa” ấy nên dù đã rời xa chốn quan trường nhưng tiếng tăm của ông vẫn còn vang danh. Nguyễn Thiếp vẫn là một nhân tài mà nhiều đời vua chúa muốn trọng dụng. Tuy nhiên, ông chỉ cảm kích tấm chân tình của vua Quang Trung mà nhận lời giúp việc nước. Chính ông là người góp phần to lớn làm nên chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) của vua Quang Trung trước quân xâm lược nhà Thanh (Trung Quốc). Tuy nhiên, điều ông coi trọng nhất vẫn là giáo dục và chính ông, trong những năm tháng đồng hành cùng vua Quang Trung cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cải cách giáo dục của nhà Tây Sơn.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Tượng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đặt tại đền thờ ông ở xã Kim Song Trường (Can Lộc). Ảnh: Thiên Vỹ

Tại khoa thi Hương đầu tiên dưới triều đại Quang Trung được tổ chức ở Nghệ An vào năm 1789, Nguyễn Thiếp được cử làm Đề điệu kiêm Chánh Chủ khảo. Năm 1791, vua Quang Trung lại cho mời ông vào Phú Xuân để bàn việc nước. Trong lần gặp này, ông đã dâng lên vua Quang Trung một bản tấu bàn về 3 vấn đề: Một là “Quân đức” (đại ý khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước); hai là “Dân tâm” (đại ý khuyên vua nên dùng nhân chính để thu phục lòng người) và ba là “Học pháp” (đại ý khuyên vua chăm lo việc giáo dục). Tuy là ba, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau và đều lấy quan niệm “dân là gốc nước” làm cơ sở.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Nguyễn Thiếp viết: “Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên”. Những lời tấu ấy được vua nghe theo. Ngay trong năm 1791, vua Quang Trung đã ban chiếu lập Sùng Chính thư viện, đặt ở Vĩnh Dinh, trên núi Nam Hoa, tỉnh Nghệ An, nơi mà Nguyễn Thiếp đang ở và mời ông làm Viện trưởng. Sau khi lập “Sùng Chính thư viện”, Nguyễn Thiếp đã đề ra những cải cách văn hóa, giáo dục một cách cụ thể, khoa học. Nguyễn Thiếp hết lòng chăm sóc việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học, phổ biến trong dân chúng thực hiện cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài. Công việc của Viện Sùng Chính có ý nghĩa rất lớn đối với việc đặt cơ sở cho công cuộc cải cách giáo dục của nhà Tây Sơn. Công lao lớn nhất của Nguyễn Thiếp là thực hiện chủ trương của vua Quang Trung đề cao chữ Nôm, đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nước ta. Ông đã dịch nhiều bộ sách quan trọng từ chữ Hán sang chữ Nôm, như các bộ: Tiểu học, Tứ thư (gồm 32 tập) và các bộ Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch... sang chữ Nôm để chuẩn bị quy chế mới về học tập và thi cử dưới thời Tây Sơn.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Di tích nền nhà cũ của La Sơn phu tử trên núi Bùi Phong (xã Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An), đồng thời cũng là Viện Sùng Chính do vua Quang Trung lập nên giao Nguyễn Thiếp làm chủ. Ảnh: Đức Quang

Là người con của vùng đất văn chương khoa bảng, Nguyễn Thiếp cũng sáng tác văn chương, tuy số lượng tác phẩm của ông không nhiều nhưng đây cũng là lĩnh vực ghi dấu tài năng và nhân cách của ông. Theo tác giả Hoàng Xuân Hãn, thơ văn của Nguyễn Thiếp có tập Hạnh Am thi cảo gồm 84 bài chữ Hán. Ngoài ra, Nguyễn Thiếp còn sáng tác tập Hạnh am di văn gồm một số bài văn của ông phúc đáp, cáo từ, tạ ơn... gửi vua Quang Trung. Tác phẩm của Nguyễn Thiếp đã nói lên tâm tư tình cảm của một nho sĩ bất lực trước thời cuộc, không muốn đeo đuổi cuộc sống công danh sự nghiệp trước tình cảnh tranh giành quyền lực của giai cấp thống trị và những cuộc nổi dậy của nông dân. Tuy không nhiều những giá trị mà thơ của ông để lại vẫn được đánh giá là có đóng góp không nhỏ cho dòng văn học Hán, Nôm Việt Nam thế kỷ XVIII.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, năm 1994, đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tại thôn Lũy, xã Kim Song Trường (Can Lộc) được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: Đức Quang

Trở lại xã Kim Song Trường giữa những ngày quê hương náo nức kỷ niệm 300 năm năm sinh của Nguyễn Thiếp, chúng tôi như cảm nhận được linh khí của miền thổ tú. Tên tuổi những bậc hiền tài như Thám hoa Phan Kính, Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, nhà thơ Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ, Tiến sĩ thượng thư Dương Trí Trạch, Hoàng giáp Vũ Diệm... lại ngời lên trong tâm trí. Tại Mật thôn xưa, noi gương La Sơn phu tử, đời nối đời, các thế hệ con cháu họ Nguyễn ở đây đều nêu cao việc học, coi trọng đạo lý, yêu nước, thương nòi... Hiện nay, nhiều người đang học tập, công tác trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều miền đất nước. Trong đó, nhiều người là giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhà giáo, sĩ quan quân đội, doanh nhân thành đạt... có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước. Hằng năm, trong những dịp lễ tết, họ đều trở về bản quán để tưởng nhớ tiền nhân, để thẩm thấu vào mình linh khí của quê hương, để nuôi lớn những khát vọng dựng xây và phát triển...

Video: Theo dấu chân nhà hiền triết Nguyễn Thiếp.

Ảnh, video: Thiên Vỹ - Đức Quang

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

Đọc thêm

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Hà Tĩnh khởi động mùa du lịch

Hà Tĩnh khởi động mùa du lịch

Khi đã thưa dần những giá rét cũng là lúc người làm du lịch Hà Tĩnh tích cực sửa soạn, chỉnh trang cơ sở vật chất, nhân lực, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho một mùa cao điểm sôi động.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Bác sĩ 9X Hà Tĩnh và hành trình "gieo mầm" hạnh phúc

Bác sĩ 9X Hà Tĩnh và hành trình "gieo mầm" hạnh phúc

Được biết đến như một “bà mụ” mát tay của các cặp vợ chồng hiếm muộn, bác sĩ Dương Công Bằng (Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn) là niềm tự hào của những người đồng hương Hà Tĩnh.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.