Trong đó, bên cạnh hướng dẫn chi tiết việc chẩn đoán, điều trị các ca bệnh từ nhẹ không có triệu chứng đến ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) hoặc ca bệnh nhẹ ở người có các bệnh mạn tính hay người cao tuổi…Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, đến nay, bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu.
Vì thế, việc điều trị được cá thể hóa các biện pháp điều trị cho từng trường hợp, đặc biệt là các ca bệnh nặng-nguy kịch.
Đặc biệt, Bộ Y tế nêu rõ các biện pháp theo dõi và điều trị chung gồm:
- Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng (mở cửa sổ, không sử dụng điều hòa), có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím (nếu có).
- Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.
- Giữ ấm - Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.
- Thận trọng khi truyền dịch cho người bệnh viêm phổi nhưng không có dấu hiệu của sốc.
- Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết.
Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận gần 54.000 ca Covid-19, dịch diễn biến rất phức tạp tại TPHCM, các tỉnh phía Nam. Hà Nội các ca mắc mới không rõ nguồn lây cũng báo động dịch có thể bùng phát.
Theo các bác sĩ, việc bảo vệ vùng hầu họng có tác dụng phòng ngừa Covid-19. Kinh nghiệm dân gian từ xa xưa đã sử dụng nước muối để súc miệng mỗi lần bị đau, ngứa họng. Thực tế, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng súc miệng bằng nước muối hằng ngày có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, hỗ trợ giảm đau họng nhẹ, giảm rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng.
Vì vậy, hơn bao giờ hết, cộng đồng càng không được chủ quan, thực hiện tốt các hướng dẫn phòng chống dịch như hạn chế tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, tiêm vắc xin khi đến lượt. Bên cạnh đó, cần thực hiện vệ sinh cá nhân, đặc biệt vệ sinh mũi họng, súc họng rất quan trọng.
Virus SARS-CoV- 2 xâm nhập vào bên trong cơ thể con người, đầu tiên ở niêm mạc mũi, miệng, sinh sôi ở đường hô hấp trên (hầu, họng). Sau một thời gian ủ bệnh chúng di chuyển xuống đường hô hấp dưới (phổi, phế quản). Việc súc miệng, súc họng sát khuẩn giúp diệt virus ngăn chúng xâm nhập vùng hầu họng, hỗ trợ phòng lây nhiễm, chống virus phát tán mạnh hơn.
Trong điều trị hỗ trợ cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19, bác sĩ yêu cầu người bệnh phải vệ sinh vùng vòm họng để giảm nồng độ virus. Điều này cũng được cụ thể hóa trong hướng dẫn điều trị Covid-19 của Bộ Y tế.
Theo đó, trong phác đồ này hướng dẫn bệnh nhân Covid-19 vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.
Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người cần súc họng chứ không phải súc miệng. Có nghĩa là phải để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
Cách súc họng đúng cho mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có 3 lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Đây là khoảng thời gian cần thiết để các hoạt chất phát huy tác dụng. Nếu nhổ quá nhanh, chất kháng khuẩn chưa kịp “ra tay”, còn nếu để lâu thì nước súc miệng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho niêm mạc miệng vốn mỏng manh.
Sau khi súc xong, để nguyên không súc lại bằng nước. Đặc biệt, không pha loãng nếu không có hướng dẫn.
Mỗi lần sử dụng không cần lấy quá nhiều dung dịch sát khuẩn, khoảng 5ml là đủ. Mỗi ngày có thể dùng 2-3 lần, trước khi đi ra ngoài và sau khi trở về nhà hoặc ngay sau khi tiếp xúc với người khác. Nếu bạn ở trên máy bay, nên súc mỗi 3 giờ hay ngay sau khi ăn.
Cuối cùng, bên cạnh việc bảo vệ nút chặn virus ở hầu họng thì đừng quên áp dụng các biện pháp khác như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, nâng cao sức đề kháng… vì hiệu quả của việc phòng bệnh cần sự phối hợp đồng bộ của tất cả các biện pháp khác.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hầu hết các bệnh nhân Covid-19 (khoảng hơn 80%) có chỉ bị sốt nhẹ, ho, mệt mỏi và không bị viêm phổi và tự hồi phục sau một tuần. Một số trường hợp có viêm kết mạc, dấu hiệu viêm đỏ các đầu ngón chân… Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào. Khoảng gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5-8 ngày. Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện... |