Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đã 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Hành trình đó ghi dấu những đóng góp của các câu lạc bộ đầu tiên ở Hà Tĩnh.
Bằng tình yêu, trách nhiệm với di sản văn hóa quê hương, cô Tô Thị Nguyệt (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã mang các làn điệu dân ca ví, giặm đến với nhiều sân khấu lớn nhỏ.
Bằng tình yêu, tâm huyết và trách nhiệm dành cho dân ca ví, giặm, nhiều người trẻ Hà Tĩnh đã nỗ lực "chắp cánh" cho di sản của ông cha lan tỏa trong đời sống văn hóa tinh thần hôm nay.
Hà Tĩnh là địa phương có nhiều di sản văn hóa phi vật thể, tuy nhiên, công tác bảo tồn chưa tương xứng. Dưới đây là một số ý kiến của ngành chức năng, người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và nghệ nhân nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Trước khi ca trù, ví, giặm được UNESCO vinh danh, phong trào truyền dạy và diễn xướng các loại hình văn nghệ dân gian đã âm thầm “chảy” trong đời sống của người dân huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Liên hoan các CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2020 đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Trong 38 tiết trình diễn tại liên hoan, nhiều tiết mục dàn dựng công phu được giám khảo và khán giả đánh giá cao.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Can Lộc, chiều 20/6, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn Hà Tĩnh.
“... Bao giờ động Phủ hết cây, khe Biền hết nước, thì Nam Khê đây mới hết hò...” - lời thiết tha, mời gọi vang lên từ một buổi sinh hoạt của CLB dân ca hò vè ví giặm Nam Khê (xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh) khiến ai qua cũng dùng dằng, quyến luyến…
Trong xứ sở núi Hồng - sông Lam ‘địa linh nhân kiệt”, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là một miền quê có nhiều tiềm năng, lợi thế riêng mà không phải vùng đất nào cũng có được.
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan dân ca ví, giặm khu vực TP Hà Tĩnh đã để lại nhiêu ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Chiều tối 19/5, Ban Tổ chức liên hoan đã tiến hành trao thưởng cho cho các đơn vị.
Gần 11 năm gắn bó với Trường THCS Ngọc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh), là chừng ấy thời gian cô Tổng phụ trách đội Đặng Thị Tiến trăn trở với những hoạt động ý nghĩa dành cho học sinh thân yêu. Cô là người khởi xướng đưa dân ca ví, giặm vào trong học tập và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, chiều tối 10/11, Liên hoan Tiếng hát học đường lần thứ 3 huyện Nghi Xuân khép lại với việc trao giải xuất sắc cho Trường Tiểu học Cương Gián 1, trao 2 giải nhất cho Trường THPT Nguyễn Du và Trường Tiểu học Xuân An cùng các giải nhì, ba, khuyến khích cho các đội thi.
Hơn 20 năm qua, có một người vẫn lặng lẽ đi dọc đất nước để dâng tiếng hát, lời thơ làm đẹp cho đời. Bà như được ví, giặm sinh ra để rồi suốt đời rong ruổi rộng dài theo từng câu hát, để gìn giữ, chắt chiu và truyền lửa cho di sản văn hóa nhân loại. Đó là nhà thơ, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hồng Oanh.
Hơn 3.000 người thưởng thức chương trình “Ân tình ví, giặm” tại hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) đêm 12/11/2016 đã đồng loạt vỗ tay trước sự xuất hiện của cô gái nhỏ nhắn, xinh tươi với câu hát ngọt ngào, bay bổng: “Trời nắng chang chang, đồng ran ruộng cháy...”. Ấn tượng với nhân vật, tôi đã bắt chuyện ngay khi đêm diễn kết thúc và được biết: gia đình của thùy linh (nhân vật trong vai diễn) có 3 chị em cùng tham gia CLB dân ca ví, giặm xã Tùng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh).
Đợt sáng tác ca khúc, tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2016 đã khép lại với 40 tác phẩm tham dự. Những ưu điểm, một số hạn chế của đợt sáng tác đã được đánh giá trong buổi tổng kết do Sở VH-TT&DL tổ chức sáng nay (10/12).
Liên hoan đàn, hát dân ca 3 miền do Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở VHTTDL Kiên Giang tổ chức từ ngày 27 - 30/9 thu hút 1.200 diễn viên của 40 đoàn đến từ các tỉnh, thành trong cả nước.