Nghệ nhân kể chuyện xây dựng hồ sơ ví, giặm trình UNESCO

(Baohatinh.vn) - Đã 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Hành trình đó ghi dấu những đóng góp của các câu lạc bộ đầu tiên ở Hà Tĩnh.

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hàng chục năm trước, ngành văn hóa 2 tỉnh đã có nhiều trăn trở về việc bảo tồn, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian này.

7.jpg
10 năm được UNESCO vinh danh, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã phát huy được giá trị trong đời sống văn hóa của người dân. Ảnh Thiên Vỹ.

Năm 2009, Nghệ An thành lập Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ trên cơ sở Nhà hát Dân ca Nghệ Tĩnh đã có từ hàng chục năm trước. Năm 2012, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh cũng chính thức được thành lập trên cơ sở kiện toàn Đoàn Ca - Múa - Kịch Hà Tĩnh. Đây được coi là hành động có ý nghĩa to lớn đối với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy dân ca ví, giặm lúc bấy giờ.

Cũng từ đó, chính quyền, ngành chức năng và giới chuyên môn của 2 địa phương quyết tâm hơn trong xây dựng hồ sơ đề cử UNESCO công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bà Phan Thư Hiền - Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hà Tĩnh cho biết: “Thời điểm đó, việc lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn bởi hoạt động hát dân ca ví, giặm đã mai một; phần lớn thế hệ nghệ nhân tuổi đã cao, sức khỏe yếu, thế hệ kế tục không có vốn dân ca dày dặn. Hơn nữa, môi trường để ví, giặm phát triển, lan tỏa chưa nhiều; công tác kiểm kê di sản chưa được thực hiện…”.

3.jpg
CLB Dân ca ví, giặm Phù Việt (Thạch Hà) là một trong những CLB đầu tiên được thành lập trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, từng giành nhiều thành tích cao tại các hội thi, hội diễn.

Nhận thức được những khó khăn đó, lãnh đạo và ngành văn hóa các địa phương đã quyết tâm cao, cùng huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách khẩn trương, tích cực. Một trong những phần việc được ưu tiên thực hiện là gây dựng phong trào ở cơ sở bằng việc tổ chức, thành lập các CLB tại một số xã, phường có tiềm năng về dân ca ví, giặm.

Cùng đó, phối hợp, đầu tư phục dựng các sinh hoạt diễn xướng dân gian để quay phim tài liệu về ví, giặm nhằm hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của UNESCO.

2.jpg
Các thành viên CLB Dân ca ví, giặm Phù Việt duy trì tập luyện tại đình làng Tương Nịu.

Sống trên vùng đất của dân ca ví, giặm, người dân các xã Phù Việt, Việt Xuyên và Thạch Tiến (nay là xã Việt Tiến - huyện Thạch Hà) có một tình yêu và niềm đam mê đặc biệt với loại hình nghệ thuật diễn xướng này.

Những lời ca, điệu ví đã ăn sâu trong tâm thức, trong từng sinh hoạt lao động sản xuất, đời sống văn hóa của bao thế hệ người dân nơi đây. Chính vì thế, ở đây, nhiều nhóm dân ca ví, giặm được hình thành và sinh hoạt thường xuyên.

Đầu năm 2014, CLB Dân ca ví, giặm Phù Việt chính thức được thành lập trên cơ sở lựa chọn các nhân tố điển hình của 3 xã như các thành viên: Nghệ nhân Dân gian Nguyễn Thị Giang (1932-2022), Nguyễn Đức Chất, Nguyễn Thị Lan, Tô Thị Lý, Phan Văn Xuyên, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Công Bằng, Đặng Khẩn, Nguyễn Trọng Thắng…

Với vai trò chủ nhiệm CLB những ngày mới thành lập, anh Nguyễn Công Bằng - công chức văn hóa - xã hội xã Phù Việt đã cùng các thành viên tích cực sưu tầm lời cổ, phục dựng các tiết mục, tập luyện ngày đêm để kịp cho các đoàn làm phim của tỉnh, của Trung ương ghi hình tư liệu phục vụ việc hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO.

Anh Bằng cho biết: “Địa phương có nghề làm nón lá truyền thống nên các tiết mục được lựa chọn để dàn dựng chủ yếu gắn với làng nghề này, phản ánh chân thực nét đẹp văn hóa trong đời sống, lao động sản xuất của người dân. Đình làng Tương Nịu (nay thuộc thôn Trung Tiến, xã Việt Tiến) được chọn làm không gian diễn xướng chính. Dù chưa thực sự ý thức hết tầm quan trọng của việc hoàn thiện hồ sơ xét công nhận di sản nhưng các thành viên CLB rất tích cực, trách nhiệm, tham gia bằng tình yêu, niềm đam mê mãnh liệt”.

1.jpg
Nghệ nhân nhân dân Vũ Thị Thanh Minh là người có nhiều đóng góp cho việc dàn dựng các tiết mục để thực hiện phim tài liệu về dân ca ví, giặm hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO.

Đã 10 năm trôi qua nhưng với vợ chồng Nghệ nhân Nhân dân (NNND) Vũ Thị Thanh Minh (SN 1954) - Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thế Nhuần (SN 1950) ở thôn Mỹ Sơn - xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên), những ngày cùng đoàn làm phim tư liệu của Đài Truyền hình Việt Nam gấp rút quay hình để làm hồ sơ trình UNESCO vẫn luôn là những kỷ niệm đẹp trong hành trình “rong ruổi cùng câu hát” của ông bà.

NNND Thanh Minh chia sẻ: “Tiết mục ví, giặm “Đố vui trên sông” của đội văn nghệ xã Cẩm Mỹ đã được đưa vào trong bộ hồ sơ trình UNESCO nhưng gần ngày xét công nhận, đoàn làm phim về xã tìm gặp chúng tôi đặt vấn đề quay thêm tiết mục khác để bổ sung. Thời gian rất gấp gáp, trong khi thời tiết mưa rét dầm dề, ảnh hưởng không nhỏ đến lịch quay của đoàn nhưng chúng tôi đã cùng nhau thực hiện tác phẩm “Ân tình xứ Nghệ” với quyết tâm cao nhất. Ai cũng tự nhủ lòng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm vì việc chung”.

5.jpg
CLB Dân ca ví giặm Cẩm Mỹ là một trong những CLB hoạt động hiệu quả nhất hiện nay trong việc bảo tồn, truyền dạy dân ca.

Tác phẩm được quay bên sông Ngàn Mọ, trong điều kiện diễn viên không trang điểm, chân chất trong bộ quần áo nâu, chân đất, vừa bắt cá vừa hát. Và chính vẻ mộc mạc, chân chất cùng làn điệu dân ca say đắm lòng người đã góp phần làm nên thành công của hồ sơ, chinh phục được các thành viên Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

“Đêm 27/11/2014, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, chúng tôi không khỏi tự hào vì đã đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào thành công đó. Ngày 28/11/2014, CLB Dân ca ví, giặm xã Cẩm Mỹ cũng chính thức ra mắt, do tôi làm chủ nhiệm. Từ đó đến nay, chúng tôi vẫn tích cực tham gia các kỳ liên hoan, biểu diễn tại nhiều sân khấu lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh; trao truyền tình yêu, niềm đam mê ví, giặm cho các thế hệ trẻ” - NNND Thanh Minh chia sẻ.

12.jpg
Nghệ nhân nhân dân Trần Khánh Cẩm - một trong những "bảo tàng sống" đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá để các cấp ngành hoàn thiện hồ sơ vinh danh di sản quê hương. Ảnh Thiên Vỹ.

Ngoài đóng góp của CLB Dân ca ví, giặm Phù Việt và Cẩm Mỹ thì các CLB Dân ca ví, giặm Trường Lưu (Can Lộc) với thể hát ví phường vải độc đáo và tinh tế; CLB Dân ca ví, giặm Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh) với hát ví O Nhẫn mộc mạc, ân tình cũng đã đóng góp quan trọng trong thành quả chung này.

Cùng đó, các “cây đại thụ” của dân ca ví, giặm Hà Tĩnh như NNND Trần Khánh Cẩm (SN 1939), NNND Nguyễn Ban (SN 1940)… là những “bảo tàng sống” cung cấp nhiều tư liệu quý giá để các cấp, ngành hoàn thiện hồ sơ vinh danh di sản quê hương.

Sau khi góp phần quan trọng vào thành công vinh danh di sản, các CLB dân ca ví, giặm nói chung, các nghệ nhân và thành viên các CLB nói riêng vẫn tiếp tục dành tình yêu, tâm huyết với việc bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm. Họ là những hạt nhân lan tỏa di sản một cách rất tích cực và hiệu quả trong đời sống cộng đồng. Và mô hình CLB dân ca ví, giặm về sau cũng trở thành một trong những nội dung quan trọng của Chương trình hành động bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm”.

Bà Phan Thư Hiền - Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hà Tĩnh

00:00 / 00:00
Video: Trích tiết mục "Giặm tương tư" do nghệ danh Khánh Huyền biểu diễn tại Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ-Tĩnh 2023.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Chủ đề 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường