Thời gian cứ chạy, đồng hồ cứ quay nhưng mỗi khi nhìn vào đồng hồ, bạn có bao giờ tự hỏi vì sao các kim trên mặt đồng hồ lại di chuyển theo cách đó không?
Tại sao kim giờ, kim phút lại di chuyển từ phải sang trái (mà giờ chúng ta gọi là xoay theo chiều kim đồng hồ) mà không phải là chiều ngược lại từ trái qua phải.
Hẳn điều gì trên cái Trái đất này cũng có lý do của nó mà. Và chắc chắn đó không phải là ý thích của người phát minh rồi. Vậy thì vì sao nhỉ?
Ngược dòng lịch sử ta biết rằng, thời xưa sự chuyển động tương đối của Mặt trời với Trái đất được sử dụng để tính thời gian.
Cụ thể, lúc đó người xưa dựa trên bóng của 1 chiếc cọc (1 thanh thẳng đứng hay hình tháp) và theo dõi phần phủ bóng. Và chiếc đồng hồ này được đặt tên là đồng hồ Mặt trời.
Mặt trời di chuyển từ Đông sang Tây nên bóng của cột cũng chuyển động theo - từ Tây sang Đông. Người xưa tính thời gian dựa trên vị trí của Mặt trời - và thời điểm buổi trưa là khi Mặt trời ở trên cao nhất.
Quay trở lại vấn đề vì sao kim đồng hồ lại quay "thuận chiều kim đồng hồ", ta cần quan tâm đến vị trí của bạn. Nếu bạn ở nửa Bắc bán cầu, Mặt trời xuất hiện từ trái qua phải, do đó chúng ta ghi nhận bóng cái cọc của đồng hồ Mặt trời đi theo hướng từ Tây sang Đông. Điều này quy định ra chiều kim đồng hồ hiện tại.
Tuy nhiên, nếu bạn ở phần Nam bán cầu, thì bóng của cọc Mặt trời sẽ đi từ Đông sang Tây. Hẳn lúc này chuẩn mực sẽ có phần trái ngược, hệ quy chiếu và con số khác cũng có phần "lệch lạc" theo. Và các kim trên mặt đồng hồ có xu hướng quay ngược lại.
Nhưng bạn có hay, nhằm theo dõi sự chuyển động của Mặt trời mà chiếc đồng hồ cơ khí được ra đời ở Bắc bán cầu vào thế kỷ 14. Chính vì vậy, mọi người cứ thế mà đặt niềm tin vào sự dịch chuyển kim phút, kim giây theo chiều kim đồng hồ thôi.
Giả sử chiếc đồng hồ cơ khí được tạo ra ở Nam bán cầu thì có lẽ, các kim trên mặt đồng hồ của bạn đã chạy ngược chiều rồi.
Giờ thì bạn đã hiểu vì sao đồng hồ thường quay theo chiều kim đồng hồ rồi phải không?