Việc tìm người, Thủy sản Nam Hà Tĩnh khó ổn định sản xuất

(Baohatinh.vn) - Đóng chân trên địa bàn dồi dào lực lượng lao động, nhưng lâu nay, Công ty CP xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

Việc tìm người, Thủy sản Nam Hà Tĩnh khó ổn định sản xuất

Công ty thường xuyên phải tuyển dụng lao động thời vụ

Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh hiện có 325 cán bộ, công nhân, trong đó có 160 lao động tham gia đóng bảo hiểm; 165 lao động còn lại làm việc mang tính thời vụ nên con số luôn có sự biến động. Vì vậy, hầu như năm nào, công ty cũng phải trải qua 2 - 3 đợt tuyển dụng nhân sự.

Việc tìm người, Thủy sản Nam Hà Tĩnh khó ổn định sản xuất

90% lao động của công ty là nữ, tuổi từ 18 - 30

Hoạt động trên lĩnh vực chế biến thực phẩm nên lao động của công ty hầu hết là nữ (chiếm 90%). Nhiều người trong số đó là phụ nữ đang nuôi con nhỏ. Vì vậy, việc gắn bó với công ty của nhóm công nhân này là điều hết sức khó khăn.

Chị Hạnh (Kỳ Thịnh, TX Kỳ Anh) - công nhân công ty cho biết: "Nhiều chị em rất muốn gắn bó với công ty để được gần nhà, tiện bề chăm sóc gia đình nhưng vì đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ nên phải nghỉ việc vì áp lực thời gian và không trụ nổi vì guồng quay công việc".

Việc tìm người, Thủy sản Nam Hà Tĩnh khó ổn định sản xuất

Làm việc trong môi trường lạnh, nhiều công nhân không "mặn mà" gắn bó với công ty

Ông Kiều Đức Phúc – Giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh chia sẻ: “Có những thời điểm công ty tuyển dụng gần 100 lao động nhưng chỉ bám trụ được khoảng 50 người. Có những người vào làm việc được 1 thời gian ngắn rồi tự ý nghỉ việc vì không thích nghi được với môi trường lao động. Khó khăn trong việc tuyển dụng lao động của công ty tồn tại từ nhiều năm nay và mang tính thời vụ”.

Theo đó, cứ bước vào vụ sản xuất, công ty lại bắt đầu hành trình tuyển dụng lao động. Như thời điểm vừa rồi, công ty thông báo tuyển dụng lao động ở độ tuổi từ 18 – 30. Tuy nhiên, do không tuyển đủ nên công ty phải “nới rộng” độ tuổi lao động sang 35 – 40 tuổi.

Nguyên nhân khiến thời gian qua, Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh không thu hút được lao động một phần do đây là ngành nghề có tính đặc thù. Môi trường làm việc lạnh, ẩm ướt cùng mùi hôi khó chịu, gò bó về thời gian nên nhiều công nhân không mặn mà gắn bó với công việc. Bên cạnh đó, một số lao động chỉ coi đây là ngành nghề tạm thời khi đang thất nghiệp, nếu tìm được việc khác là họ sẵn sàng “nhảy” việc.

Việc tìm người, Thủy sản Nam Hà Tĩnh khó ổn định sản xuất

Công ty chế biến mực tươi sống để xuất khẩu

Tình trạng lao động "nhảy" việc khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Theo đó, cứ mỗi đợt tuyển dụng nhưng không níu chân được lao động, doanh nghiệp phải mất một khoản kinh phí, thời gian và công sức đào tạo cho số lao động "vào rồi lại ra này". Không chỉ lãng phí chi phí đào tạo, có những thời điểm, do thiếu hụt lao động nên hoạt động sản xuất, tiến độ giao hàng của công ty bị ảnh hưởng.

"Để đảm bảo tiến độ giao hàng, chúng tôi phải cho công nhân tăng ca, làm thêm giờ. Nhiều lúc, công ty phải khước từ những đơn hàng của đối tác mới để đảm bảo tiến độ giao hàng cho các đối tác truyền thống vì không đủ lao động. Để đảm bảo sản xuất tối đa công suất của dây chuyền hiện tại thì công ty phải cần thêm 100 lao động." - ông Đức cho biết thêm.

Việc tìm người, Thủy sản Nam Hà Tĩnh khó ổn định sản xuất

Công nhân thực hiện đóng gói sản phẩm

Để “giữ chân” lao động, thời gian qua, công ty đã không ngừng nỗ lực tăng thêm thu nhập cho công nhân. Từ mức lương bình quân đạt 4.000.000đ/tháng, hiện nay đã tăng lên 4.800.000đ/tháng. Ngoài ra, công ty cũng có nhiều đãi ngộ riêng cho lao động gắn bó với công ty như: tăng phụ cấp, thêm tiền thâm niên cho người lao động...

Công ty cũng đang nỗ lực để tăng thêm thu nhập cho người lao động nhưng với tình hình kinh tế hiện nay; nhất là giá đầu vào như nguyên liệu, lãi suất ngân hàng, chi phí nhiên liệu, giá điện đều tăng cao, trong khi giá hàng xuất khẩu tăng không đáng kể thì việc nâng lương cho công nhân là không đơn giản.

Việc tìm người, Thủy sản Nam Hà Tĩnh khó ổn định sản xuất

Sản phẩm xuất khẩu của công ty

Bên cạnh giải pháp tăng thu nhập cho người lao động, Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh cũng đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng giá trị xuất khẩu. Thời gian tới, công ty dự kiến sẽ đầu tư sửa chữa nhà xưởng, thay thế dây chuyền sản xuất và mua thêm các tủ cấp đông sản phẩm để tăng năng suất.

Không chỉ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, thời gian qua, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh cũng “đau đầu” với bài toán thiếu nguyên liệu. 9 tháng đầu năm, công ty thu mua gần 600 tấn nguyên liệu thủy hải sản (mực), đạt 60% kế hoạch đề ra. Công ty đã sản xuất 210 tấn mực sushi, doanh thu khoảng 65 tỷ đồng (đạt 55% doanh thu cả năm 2017).

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.