Viện nghiên cứu Đức đánh giá cao thành tựu của Việt Nam

Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, các viện, quỹ nghiên cứu lớn của Đức đã có các bài báo cáo đánh giá cao thành quả chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và phát triển kinh tế của Việt Nam, đồng thời đề cập một số điểm mà ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ ưu tiên giải quyết trong 5 năm tới.

Viện nghiên cứu Đức đánh giá cao thành tựu của Việt Nam

Các nhân viên y tế làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Ảnh: TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, mở đầu bài viết được đăng trên trang của Quỹ Hans Seifen của Đức - một trong những quỹ chính trị lớn nhất của Đức, tác giả Magdalena Knödler viết rằng, cuối tháng 1, một trong những sự kiện chính trị quan trọng nhất của Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khuôn khổ Đại hội Đảng, các vị trí lãnh đạo chính trị quan trọng nhất, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2021 đến năm 2030 và các mục tiêu chính sách phát triển trong 5 năm tới sẽ được đưa ra. Đại hội cũng định hướng phát triển chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước. Trên đường phố, các áp phích tuyên truyền về đất nước đã trở nên nổi tiếng này ngày càng nhiều và các tòa nhà ủy ban nhân dân trên cả nước được trang trí bằng quốc kỳ.

Tác giả bài viết nhận định, năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn đối với Việt Nam, không chỉ vì cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19, nhưng Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò kép là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Qua đó, Việt Nam có thể tăng cường ảnh hưởng trong khu vực. Việc phê chuẩn hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) và việc nâng cấp quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN lên quan hệ đối tác chiến lược cũng diễn ra trong năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò kép. Bài viết nhận định hội nhập khu vực và quốc tế đang ngày càng phát triển sẽ tiếp tục quyết định đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Trong khi đó, Viện Konrad - Andenauer đăng tải báo cáo dài 6 trang thông tin về Đại hội Đảng. Theo báo cáo, kết quả của Đại hội Đảng sẽ quyết định đường hướng chính sách đối nội, đối ngoại trong tương lai và mang tính đột phá cho nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới. Báo cáo viết rằng năm 2020 là một năm đầy khó khăn nhưng thành công đối với Việt Nam. Việc đối phó với đại dịch COVID-19 đặt ra cho đất nước những thách thức to lớn, tuy nhiên, những thách thức này đã được đáp ứng rất tốt về mặt chính sách y tế và kinh tế so với toàn cầu. Về chính sách đối ngoại, năm 2020 là năm mà vai trò Việt Nam thể hiện mạnh hơn trên trường quốc tế với vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ và Chủ tịch ASEAN.

Báo cáo nhấn mạnh Đại hội Đảng diễn ra trong bầu không khí tự tin, bởi mặc dù có sự suy giảm tăng trưởng kinh tế do đại dịch COVID-19 nhưng so sánh với toàn cầu, Việt Nam đã đối phó với cuộc khủng hoảng cực kỳ thành công. Tỷ lệ lây nhiễm ở Việt Nam vẫn được giữ ở mức thấp cho tới nay, những nỗ lực này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao, nhận định Việt Nam đã rất chủ động và nhất quán. Có được điều này là thành quả của hành động sớm của chính phủ, cơ quan chức năng và người dân. Năm 2020 cũng là năm thành công về chính sách kinh tế và đối ngoại của Việt Nam.

Về kinh tế, báo cáo đánh giá thành công trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đưa Việt Nam thành một trong số không nhiều quốc gia trên toàn thế giới có tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020. Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn trong khu vực và toàn cầu khi mà các đối tác kinh doanh được coi trọng, chính trị ổn định, điều kiện đầu tư nói chung tốt. Cột mốc rất quan trọng trong quan hệ kinh tế song phương và đa phương là việc ký kết EVFTA và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Theo Baotintuc

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.