Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về dân số

Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, cùng với nội dung về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, công tác dân số trong tình hình mới cũng là vấn đề rất lớn và khó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến việc bảo vệ, phát triển giống nòi, quốc gia, dân tộc.

viet nam dang doi mat voi nhieu thach thuc ve dan so

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế. Ảnh: VGP/Thúy Hà

Tổng Bí thư đề nghị Trung ương đi sâu phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác dân số, rút ra những bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công và tham khảo kinh nghiệm của thế giới.

Đây cũng là nội dung trả lời phỏng vấn Báo điện tử Chính phủ đổi với ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế.

-Thưa ông, trong công tác dân số hiện nay ở nước ta, mức sinh giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể. Tình trạng mất cân bằng giới tính ở mức nghiêm trọng.Nguy cơ "chưa giàu đã già", nước ta bước vào thời kỳ già hóa dân số rất nhanh. Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Ông Nguyễn Văn Tân: Nước ta đã đạt được mức sinh thay thế mỗi cặp vợ chồng là 2,1 con và liên tục duy trì mức sinh này trong 10 năm qua. Đó là thành công rất lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên có khoảng 5,4% dân số cả nước xuất hiện xu thế giảm mức sinh. Cụ thể như khu vực Đông Nam Bộ, hiện nay mức sinh là 1,67 con bình quân trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh 1,8 con. Mức sinh phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, càng phát triển thì con người càng sinh ít con.

Bên cạnh đó, ở nước ta, tình trạng mất cân bằng giới tính thể hiện rõ nét từ những năm 2005, 2006, với 109 bé trai/100 bé gái. Đến năm 2013, tỷ lệ này là 113,8/100 bé gái, từ năm 2014 đến nay, ở mức xung quanh 112-113/100.

Mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức trầm trọng. Tình trạng này đã lan rộng tới 6 vùng kinh tế lớn ở nước ta, ở cả thành thị và nông thôn.

Về vấn đề già hóa dân số, hện Việt Nam là 1 trong 5 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Nước ta bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với 10% dân số từ 60 tuổi trở lên. Điểm khác biệt là đến giai đoạn dân số già thì các nước phải mất vài chục năm, thậm chí có nước mất hàng trăm năm nhưng nước ta thì ước tính chỉ khoảng 17-25 năm.

-Những thách thức này đang đặt ra yêu cầu gì đối với công tác dân số trong tình hình mới, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Tân: Đối với các khu vực có mức sinh thấp, nếu không có chính sách khuyến khích đưa mức sinh này tăng lên mức sinh thay thế thì nó sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Điều đáng lưu ý là khi mức sinh đã thấp thì rất khó đưa lên. Nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc… là những minh chứng. Năm 2013, Trung Quốc đã phải thay đổi chính sách một con, cho phép sinh 2 con.

Bộ Y tế đã đề xuất 3 phương án để điều chỉnh mức sinh, đó là mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con, hoặc mỗi cặp vợ chồng sinh ít hơn 2 con hoặc mỗi cặp vợ chồng tự quyết định số con. Tuy nhiên, với thực trạng về mức sinh hiện nay ở Việt Nam, phương án mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con có nhiều ưu điểm hơn.

Đối với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nếu kéo dài thì ước tính, đến năm 2050, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3-4,3 triệu phụ nữ hay nói cách khác là thừa 2,3 đến 4,3 triệu đàn ông trong độ tuổi trưởng thành không lấy được vợ (theo nghiên cứu của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc). Đây là vấn đề ảnh hưởng lớn đến tình hình trật tự an ninh xã hội.

Vấn đề già hóa dân số cũng là thực trạng mà cả thế giới đang tìm cách ứng phó. Đặc biệt, các nước suy thoái kinh tế đều gắn liền với quá trình già hóa dân số, thể hiện ở khía cạnh thiếu hụt lực lượng lao động.

Mặt khác, khi tỷ trọng người cao tuổi tăng lên, đòi hỏi nhu cầu chăm sóc người cao tuổi cũng tăng lên, đặc biệt lớp người cao tuổi của chúng ta hiện nay là lớp người trải qua một giai đoạn chiến tranh khá dài nên đời sống kinh tế khó khăn, tài sản tích lũy không có. Hiện, gần 70% người cao tuổi ở Việt Nam sống cùng với con cháu. Tuy nhiên, xu thế dần dần của gia đình hạt nhân là chỉ có bố mẹ và con cái, không phải gia đình đa thế hệ như trước nên phần lớn những người cao tuổi sẽ dần dần sống độc lập, đòi hỏi hệ thống chăm sóc xã hội phải điều chỉnh cho phù hợp, như xây dựng các cơ sở dưỡng lão…

-Theo ông, nước ta cần phải làm gì trước vấn đề về già hóa dân số?

Ông Nguyễn Văn Tân: Vấn đề già hóa dân số, ở các nước khác, họ đã xử lý bằng cách khi còn trẻ thì phải đóng thuế cao và khi về già sẽ sử dụng kinh phí ấy để chăm sóc. Ví dụ như Nhật Bản, từ năm 40 tuổi, người lao động phải đóng một khoản cho Quỹ chăm sóc người cao tuổi.

Với cách này, đa số các nước xử lý hiệu quả khi tỷ lệ người cao tuổi chừng khoảng 10% dân số của quốc gia đó. Còn khi tỷ lệ người cao tuổi lên khoảng 15% đến 21% (ví dụ như Nhật Bản xấp xỉ 30%) thì quỹ này trở nên mong manh, không thể “kham nổi”.

Để thích ứng với vấn đề già hóa dân số, cần xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên toàn quốc, xây dựng các mô hình chăm sóc người già tại gia đình và cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội, mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm hưu trí, y tế, khuyến khích việc làm cho người cao tuổi, xây dựng và phát triển các dịch vụ xã hội đối với người cao tuổi.

Hiện, Bộ Y tế đã ban hành Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 – 2025, trong đó, ưu tiên các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa… An sinh xã hội cho người cao tuổi hiện tại cũng chính là đảm bảo tương lai cho mọi người.

-Ở nước ta, giai đoạn già hóa dân số và thời kỳ dân số vàng diễn ra cùng một lúc, vậy chúng ta có thể tận dụng được lợi thế gì từ thời kỳ dân số vàng, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Tân: Nước ta chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng (số lượng người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người trong độ tuổi phụ thuộc) từ năm 2007. Từ đó đến nay, sau 10 năm, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong tăng trưởng kinh tế.

Dự báo, thời kỳ dư lợi dân số này sẽ kéo dài khoảng 34 năm và kết thúc vào khoảng năm 2041. Lợi thế của dân số vàng là nguồn nhân lực khổng lồ cho đất nước và tương lai già hóa dân số đã được chuẩn bị. Song, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng nhưng chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng dân số còn rất nhiều hạn chế. Việt Nam đã tận dụng được cơ hội nhưng chưa nhiều. Nhu cầu việc làm tăng nhưng sức bền, kỷ luật lao động, kỹ năng làm việc, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế.

Vì thế, cần có chính sách phù hợp trong đầu tư và nâng cao chất lượng lao động để tận dụng được cơ hội này phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng như tăng năng suất lao động, tăng cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động …

-Xin cảm ơn ông!

Theo VGP News

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.