Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42

Việc Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa và hội nhập quốc tế toàn diện.

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu tại phiên toàn thể tại Đại hội đồng UNESCO khóa 42. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại trụ sở UNESCO, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc , Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, đã đánh giá cao sự kiện này.

Theo ông Hà Kim Ngọc, việc Việt Nam được tín nhiệm bầu là một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại kỳ họp lần thứ 42, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có ý nghĩa rất quan trọng.

Điều này tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư.

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42

Phái đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng UNESCO. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)

Sự tín nhiệm này của cộng đồng thế giới cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, cho thấy sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt Nam tại các thể chế đa phương toàn cầu, đặc biệt là những đóng góp tích cực đối với hoạt động của UNESCO.

Đây còn là kết quả của việc triển khai hiệu quả Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2030, quá trình vận động bài bản, đồng bộ các đối tác quốc tế để có được sự ủng hộ rộng rãi như vậy.

Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, với trọng trách mới này, lần đầu tiên Việt Nam cùng một lúc đảm nhận vai trò tại 4 cơ chế then chốt của UNESCO (thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể).

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42

Toàn cảnh phiên toàn thể ngày 8/11 kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng UNESCO. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)

Việt Nam có điều kiện trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành, định hình các chính sách, quyết định quan trọng của UNESCO.

Việc đảm đương nhiệm vụ là Phó Chủ tịch Đại hội đồng cũng là cơ hội tốt để Việt Nam thể hiện “trách nhiệm kép” trong việc đóng góp một cách chủ động, tích cực và thực chất hơn vào các vấn đề quốc tế mà UNESCO đang quan tâm, cũng như thúc đẩy các chương trình, định hướng lớn của UNESCO trên 5 lĩnh vực: giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thông tin truyền thông; đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia, tận dụng các ý tưởng, sáng kiến của UNESCO phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước một cách bền vững, đồng bộ và toàn diện.

Theo Vietnamplus

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp yêu cầu cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hiện đại và làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương. 
Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Thời gian qua, tại các địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành người “đứng mũi chịu sào” gánh vác công việc thôn. Với sự năng động, nhiệt huyết, những người trẻ làm cán bộ thôn đã thổi luồng sinh khí mới cho các hoạt động, phong trào ở cơ sở.
Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6/2025, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cử tri và nhân dân kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế một cách toàn diện, tạo nền tảng cho bộ máy Nhà nước thực sự tinh- gọn- mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận đã đóng góp ý kiến quan trọng tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5. Nội dung tập trung vào hoàn thiện Luật Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng các dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật.