Việt Nam quyết tâm nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng dịch tả lợn

Hiện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phân lập thành công vi-rút dịch tả lợn châu Phi với 14 chủng vi-rút từ ổ dịch của 14 địa phương, giải trình tự gen được 20 chủng vi-rút, là bước tiến quan trọng nhằm tiến tới việc tiếp tục nghiên cứu sản xuất vắc-xin.

Việt Nam quyết tâm nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng dịch tả lợn

Đây là thông tin được lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đưa ra tại buổi họp bàn đề xuất nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi vừa được tổ chức.

Theo đó, báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 23 tỉnh, thành phố trong cả nước, làm hàng chục nghìn con lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy.

Đến nay, ba ổ dịch tại các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh.

Cục Thú ý cho rằng, đây là loại bệnh do vi-rút có độc tính rất cao lây lan nhanh, tỷ lệ lợn chết nhiều. Bệnh dịch này đã xuất hiện trên thế giới gần 100 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có vi-rút phòng, chống dịch bệnh này. Hiện trên thế giới có khoảng 60 quốc gia đang xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

Trong khi đó, theo lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hiện học viện này đã phân lập thành công vi-rút dịch tả lợn châu Phi với 14 chủng vi-rút từ ổ dịch của 14 địa phương, giải trình tự gen được 20 chủng vi-rút... Đây được coi là bước tiến quan trọng nhằm tiến tới việc tiếp tục nghiên cứu sản xuất vắc-xin.

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho biết, hiện Việt Nam đã có 9 cơ sở sản xuất vắc-xin đủ điều kiện, sẽ là tiền đề để nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng chống dịch bệnh này.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường, việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, không chỉ cấp thiết với ngành chăn nuôi, mà còn là nhiệm vụ vì sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Từ đó, Bộ Nông nghiệp và Bộ khoa học và Công nghệ kêu gọi sự phối hợp của Bộ Y tế, Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các thành phần kinh tế cùng nghiên cứu, sản xuất tiến tới tương lai gần có thể chủ động được vắc-xin, hoàn thiện giải pháp an toàn sinh học, tập trung cùng với việc ứng phó tức thì với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng giao Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Cục Thú y xây dựng Đề án tổng thể nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo VnEconomy

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.