Vu Lan - mùa hiếu hạnh

(Baohatinh.vn) - “Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ cha công dưỡng dục. Mùa báo hiếu bùi ngùi thương mẹ đức cù lao”. Khi cơn gió thu se lạnh thổi về, chiếc lá vàng rơi theo từng hạt mưa bay, ấy là một mùa Vu Lan nữa lại về, như nhắn nhủ lòng người nhớ về tổ tiên nguồn cội, tri ân công lao trời biển của mẹ cha.

Cuộc sống có biết bao nhiêu tình cảm cao đẹp, đáng trân quý, nhưng thiêng liêng, ấm áp, cao cả mà thầm lặng nhất vẫn là tình yêu thương, sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái. Tình cảm đó mỗi người đều mang theo từ lúc còn bé dại, thơ ngây cho đến khi khôn lớn, trưởng thành.

Vu Lan - mùa hiếu hạnh

Vu lan - mùa hiếu hạnh, mùa tri ân, tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha.

Để tri ân, tưởng nhớ công lao sinh thành, dưỡng dục trời bể của mẹ cha, mỗi dịp rằm tháng bảy về, trên khắp đất nước Việt Nam nói chung, những miền quê Hà Tĩnh nói riêng đều rộn ràng lễ Vu Lan báo hiếu.

Báo hiếu với ông bà, tổ tiên, với bậc sinh thành là một truyền thống văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Lễ Vu Lan, tín ngưỡng của Phật giáo đã làm sâu sắc, nhân văn hơn truyền thống thờ cha kính mẹ của dân tộc, tô đậm thêm truyền thống đó để trở thành một sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng.

Vu Lan - mùa hiếu hạnh

Từ tích xưa về Vu lan, người già cũng dạy con cháu biết ơn nguồn cội, yêu kính mẹ cha (Ảnh Anh Thùy).

Vu Lan xuất phát từ tích chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên tụng niệm cứu mẹ. Tích xưa của nhà Phật kể lại, bà Thanh Đề - mẹ của Mục Kiền Liên là người giàu sang nhưng tâm địa lại ác độc. Khi mất, bà bị đày vào hỏa ngục. Thấy mẹ sống khổ sở, đói khát, ông đưa cơm cho mẹ, bát cơm hóa thành than đỏ. Không đành lòng nhìn mẹ như vậy, Mục Kiền Liên đã tìm đến cầu xin Phật Thích ca cứu rỗi linh hồn mẹ mình.

Được Phật dạy rằng, đợi đến ngày Rằm tháng bảy, khi chư tăng mười phương “tự tứ” (lễ kết thúc thời gian an cư), hoan hỷ nhất thì xin chư tăng tụng niệm độ trì cho. Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Kiền Liên mới thoát khỏi khổ đạo.

Vu Lan - mùa hiếu hạnh

Mỗi mùa Vu lan về, nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo chuẩn bị chu đáo cho đại lễ báo hiếu.

Từ đó, Phật giáo truyền lại tục lệ là vào ngày Rằm tháng bảy hằng năm, con cháu đều thắp hương, làm lễ cầu nguyện ông bà, cha mẹ đời đời được siêu độ; cha mẹ còn sống thì được an lành, hạnh phúc trong cuộc sống nhân sinh.

Sau một thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều hoạt động văn hóa tâm linh bị gián đoạn thì năm nay, lễ Vu Lan đã và đang được các cơ sở thờ tự của Phật giáo long trọng tổ chức, thu hút hàng vạn tăng ni, phật tử và người dân tham gia. Lễ Vu Lan không chỉ gói gọn trong ngày Rằm tháng bảy mà đã được gọi với những cái tên quen thuộc, ý nghĩa - mùa Vu Lan, mùa hiếu hạnh.

Vu Lan - mùa hiếu hạnh

Phật tử, người dân được các sư thầy truyền giảng về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan, về công ơn sinh thành, dưỡng dục trời biển của mẹ cha.

Ngay từ đầu tháng bảy âm lịch, ban trị sự của các chùa, tăng ni, phật tử và cả người dân địa phương đã chuẩn bị chu đáo cho sự kiện đại lễ Vu Lan. Không đợi đến chính lễ, nhiều ngôi chùa đã tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu với nhiều nghi thức thành kính, tôn nghiêm mà vô cùng xúc động như: dâng hoa, dâng hương, cúng dường, cảm niệm Vu Lan, bông hồng cài áo, sám hối, tụng kinh niệm Phật...

Trong giai điệu da diết của những bài ca về mẹ, tại chùa Giai Lam (xã Tân Lâm Hương - Thạch Hà), phật tử, người dân được các sư thầy truyền giảng về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan, về công ơn sinh thành, dưỡng dục trời biển của mẹ cha.

Vu Lan - mùa hiếu hạnh

Nghi thức bông hồng cài áo khiến bao người xúc động.

Người tham dự càng thêm tưởng nhớ về cha mẹ qua nghi thức bông hồng cài áo - một nghi thức không thể thiếu trong mỗi đại lễ Vu Lan. “Đóa vàng dâng tặng lên thầy. Đóa hồng cho bạn sum vầy mẹ cha. Đóa hường mẹ đã khuất xa. Còn màu trắng lệ thiết tha nỗi niềm".

Không phân biệt tăng ni, phật tử hay người dân, không phân biệt tuổi tác, mỗi người tham dự lễ đều cài lên ngực áo mình một bông hoa. Người may mắn còn cả mẹ và cha, được cài lên ngực áo bông hoa màu đỏ thắm, đượm sắc, tượng trưng cho niềm hạnh phúc tròn đầy, vô biên; người mất cha hoặc mất mẹ thì cài bông hoa màu hồng phớt; ai không còn mẹ cha thì tưởng nhớ đấng sinh thành bằng bông hồng màu trắng.

Vu Lan - mùa hiếu hạnh

Mùa hiếu hạnh là dịp để tất cả mọi người thể hiện tình yêu, sự tri ân với đấng sinh thành.

Cài bông hồng trắng muốt lên ngực áo, bà Lê Thị Điểu (70 tuổi, thôn Mỹ Triều - xã Tân Lâm Hương) xúc động chia sẻ: “Cha mẹ tôi qua đời đã lâu, chúng tôi còn chưa kịp báo đáp gì. Năm nào tôi cũng cùng con cháu đến tham dự lễ Vu Lan báo hiếu ở chùa. Càng nghe lời thầy giảng, càng xúc động và nhớ thương mẹ cha muôn phần”.

Những giọt nước mắt đã rơi trên khuôn mặt của nhiều người. Có giọt nước mắt của nỗi tiếc thương, sám hối muộn màng, cũng có giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô biên khi còn mẹ, còn cha. Nhưng tất thảy đều có chung một ý niệm về lòng thành kính, về tình yêu thương, hiếu đạo với các đấng sinh thành.

Vu Lan - mùa hiếu hạnh

Em Lê Thị Quỳnh Liên (bên trái) cảm thấy mình may mắn, hạnh phúc khi còn có mẹ cha

Từng nhiều năm tham gia phục vụ, biểu diễn văn nghệ tại các ngôi chùa trên địa bàn huyện Hương Sơn, Nghi Xuân, Thạch Hà trong đại lễ Vu Lan, em Lê Thị Quỳnh Liên (SN 2004, xã Sơn Giang, Hương Sơn) chia sẻ: “Mỗi mùa Vu Lan qua là thêm một lần em khắc sâu ơn nghĩa sinh thành của mẹ cha. Cảm thấy mình may mắn, hạnh phúc khi còn có mẹ cha nên em luôn tự hứa phải tu dưỡng, nỗ lực để đền đáp công ơn của đấng sinh thành”.

Không chỉ được tổ chức tại các ngôi chùa, lễ Vu Lan còn được nhiều gia đình, dòng họ coi là ngày lễ trọng. Trong quan niệm dân gian, rằm tháng Bảy cũng là ngày xá tội cho những người đã khuất, vì thế, mỗi gia đình thường sắm sửa lễ vật chu đáo để dâng cúng như một lời cảm tạ.

Vu Lan - mùa hiếu hạnh

Các dòng họ, gia đình sắm sửa lễ vật thành tâm dâng cúng tổ tiên trong ngày lễ Vu lan.

Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy, anh em họ hàng gặp mặt, gắn kết máu mủ tình thân. Từ đó, mỗi người ý thức hơn trong tu dưỡng, rèn luyện bản thân, sống có hiếu với mẹ cha, nghĩa tình với anh em họ mạc.

Dù với cách thức tổ chức nào thì Vu Lan cũng đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống cộng đồng, là dịp để thêm một lần ta thấm sâu công đức tổ tiên, ơn nghĩa sinh thành, từ đó sống đẹp hơn, nhân văn hơn.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.
10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam, sandwich kẹp thịt nguội Tây Ban Nha, bánh mì kẹp thịt cùng sốt ớt đỏ Mexico là những loại bánh kẹp được thực khách và chuyên gia ẩm thực xếp hạng ngon nhất thế giới.
“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

Trải dài khắp ba miền đất nước, từ những khu nghỉ dưỡng xứng tầm tinh hoa đến các thiên đường giải trí tràn đầy năng lượng, Vinpearl & VinWonders với chiến dịch “Hè rực rỡ - Vui bất ngờ” mở ra chuỗi trải nghiệm độc bản, sẵn sàng thổi bùng không khí lễ hội, vui chơi bất tận kéo dài từ Bắc tới Nam.
Podcast tản văn: Hương quê

Podcast tản văn: Hương quê

Với nhiều người, quê hương luôn là miền ký ức ngọt ngào, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ với những ngày tháng yên bình và giản dị.
Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có những làn điệu ví, giặm. Vậy làm gì để di sản dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách?
Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi nhiều vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để góp sức bảo vệ đại ngàn.