Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

(Baohatinh.vn) - Chiều 9/8, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp thảo luận về phương án tổng thể xác định số lượng, cơ cấu tổ chức và lựa chọn cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách khi thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã.

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Chủ trì hội nghị

Sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách

Năm 2019, tổng số đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã thực hiện sắp xếp toàn tỉnh là 80 xã. Sau sáp nhập, Hà Tĩnh giảm 46 xã, hình thành 34 xã mới (giảm 17,56% so với số xã trước khi sắp xếp). Tổng số cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại 80 xã thực hiện sắp xếp hiện có 2.321 người (trong đó 760 cán bộ, 744 công chức, 817 người hoạt động không chuyên trách).

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Cùng dự có Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và lãnh đạo các xã thuộc diện sáp nhập.

Theo đó, Hà Tĩnh sẽ gắn sắp xếp các ĐVHC cấp xã với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đảm bảo lựa chọn những người có phẩm chất, năng lực, điều kiện, tiêu chuẩn để đảm nhận những vị trí công việc tại các các ĐVHC cấp xã mới sau khi sáp nhập gắn với chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 và bầu cử HĐND cấp xã, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng báo cáo phương án tổng thể.

Hà Tĩnh cũng xác định trong giai đoạn thực hiện sáp nhập xã, việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách phải đảm bảo tính ổn định, trước mắt có thể vượt quá số lượng quy định theo tinh thần Nghị quyết số 653/2019/UBTNQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng đến năm 2025, số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở các xã sáp nhập phải đảm bảo đúng quy trình. Bố trí đủ nguồn lực và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những người chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp.

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Bí thư Đảng ủy xã Sơn Mỹ (Hương Sơn) Nguyễn Hồng Quân: Mong tỉnh xem xét lại quy định đối với việc không bổ sung cấp ủy viên của xã cũ vào BCH cấp ủy của xã mới. Ngoài ra, đối với những xã sáp nhập 3 xã lại nên bố trí 2 Phó Chủ tịch HĐND xã, ít nhất đến hết nhiệm kỳ 2016 - 2021, sau đó nghiên cứu xem xét việc giảm còn lại 1 người.

Ngoài ra, đối với các trưởng đoàn thể chính trị - xã hội và công chức còn dôi dư sau khi thực hiện các phương án sắp xếp sẽ tiếp tục được đánh giá, phân loại; thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/7/2015 về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoặc cho nghỉ theo Nghị quyết số 26/2015/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội...

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Bí thư Đảng ủy xã Đức Lâm Phạm Xuân Trúc (Đức Thọ): Không nên “đóng khung” số lượng chức danh phó ở các xã, cùng với đó cần xem xét các yếu tố đặc thù từ mỗi địa phương sau sáp nhập để có phương án sắp xếp phù hợp.

Tại hội nghị, đại biểu cơ bản đồng tình với phương án tổng thể được nêu ra. Đại biểu cũng phân tích thêm một số yếu tố đặc thù tại địa phương, đồng thời đề xuất trong giai đoạn 2020 - 2025 nên bố trí ở các xã sáp nhập mỗi xã 2 đồng chí Phó Chủ tịch HĐND xã; xem xét lại quy định tiêu chuẩn, điều kiện về việc không bổ sung cấp ủy viên của xã cũ vào BCH cấp ủy của xã mới;

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Có hướng dẫn cụ thể hơn về việc sắp xếp đối với các Phó Chủ tịch UBND xã nếu họ không tiếp tục được giữ cương vị đó tại xã mới; cho hưởng nguyên lương, phụ cấp và bảo lưu phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, công chức từ cấp trưởng xuống phó từ khi sắp xếp đến hết năm 2025...

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Trần Nhật Tân: Đối với chức danh Phó Chủ tịch HĐND xã ở thời gian đầu khi thực hiện sáp nhập đến trước năm 2025 nên xem xét giữ 2 đồng chí.

Sắp xếp, bố trí cán bộ làm đến đâu chắc đến đó

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu. Đây là cơ sở để Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục họp bàn, xem xét và xin ý kiến trung ương.

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Sở Nội vụ và Ban Tổ chức Tỉnh ủy tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu. Đồng thời chuẩn bị kỹ các nội dung liên quan đến chính sách đối với cán bộ dôi dư; tiếp tục bổ sung cụ thể hóa phương án cán bộ của MTTQ và các đoàn thể; xây dựng lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn...

“Việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức phải đồng bộ, có lộ trình, cách làm phù hợp, thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó, không chủ quan, nóng vội. Lựa chọn cán bộ từ năng lực thực tiễn thể hiện bằng hiệu quả, “sản phẩm” công việc, uy tín trong đảng, trong nhân dân và cần mạnh dạn lấy ý kiến cử tri về công tác cán bộ” - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...