Xây dựng lại kỳ quan của thế giới cổ đại

Tượng thần Mặt trời ở đảo Rhodes, Hy Lạp, là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Bức tượng khổng lồ vĩ đại từng bị đổ sụp bởi một trận động đất, nay kỳ quan ấy được xây dựng lại cao gấp 5 lần xưa kia.

Đây là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại, được xây dựng để kỷ niệm chiến thắng của quân dân đảo Rhodes trong việc đẩy lùi một cuộc xâm lược từng diễn ra trong lịch sử, cũng đồng thời là một biểu tượng cho tinh thần quật cường của Hy Lạp xưa kia.

Giờ đây, Hy Lạp đã chính thức thông qua kế hoạch dựng lại tượng thần Mặt Trời ở đảo Rhodes với hy vọng sẽ làm sống dậy một phần quá khứ hoàng kim của đất nước này.

Đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, việc dựng lại bức tượng vĩ đại này là một việc làm mang nhiều kỳ vọng của Hy Lạp. Theo dự án, bức tượng mới sẽ còn lớn hơn bức tượng nguyên gốc được thực hiện từ năm 280 trước Công nguyên. Bức tượng nguyên mẫu cao hơn 30m, còn bức tượng mới sẽ cao gấp 5 lần.

Xây dựng lại kỳ quan của thế giới cổ đại ảnh 1

Hình ảnh phác thảo về tượng thần Mặt Trời ở đảo Rhodes sắp được thực hiện. Bức tượng sẽ cao hơn 150m, gấp 5 lần bức tượng nguyên mẫu.

Bức tượng sẽ được tạo hình theo tư thế thần Mặt Trời đứng giạng chân, tạo thành một chiếc cổng cách điệu để tàu thuyền đi vào vùng cảng của đảo Rhodes. Kế hoạch thực hiện lại bức tượng từng một thời được xem là kỳ quan của thế giới cổ đại được kỳ vọng sẽ làm hồi sinh niềm tự hào dân tộc sau sự sa sút của nền kinh tế Hy Lạp những năm gần đây.

Ngoài ra, bức tượng chắc chắn sẽ thu hút khách du lịch - một thế mạnh của nền kinh tế Hy Lạp trước nay. Khi du khách tìm tới nhiều hơn, đồng nghĩa với nhiều việc làm hơn sẽ được tạo ra và nền kinh tế sẽ được kích thích.

Aris A. Pallas - kiến trúc sư trưởng của dự án cho biết: “Chúng tôi muốn chứng minh rằng Hy Lạp có thể đứng dậy trên đôi chân của mình, rằng đất nước này có sức mạnh và người dân cũng vậy, nền kinh tế của chúng tôi sẽ phục hồi”.

Bức tượng khắc họa thần mặt trời Helios trong thần thoại Hy Lạp có chiều cao hơn 150m. Người ta sẽ thực hiện kết cấu chính từ bê tông, cốt thép và “khoác” lên mình tượng một lớp áo giáp màu đồng mà thực tế là những tấm pin năng lượng mặt trời để góp phần cung cấp điện.

Bức tượng nguyên mẫu trong lịch sử được làm từ những cột sắt và lá đồng, đã bị đổ sập vì một trận động đất xảy ra vào năm 226 trước Công nguyên. Bức tượng nguyên gốc đã tồn tại trong khoảng 50 năm.

Trông ra vùng biển Aegean, bức tượng mới sẽ nâng một chiếc đèn hiệu khổng lồ có vai trò như một ngọn hải đăng có thể nhìn thấy từ khoảng cách 56km, tức là có thể đứng từ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhìn thấy. Ngoài ra, đèn hiệu khổng lồ này còn là một đài quan sát hứa hẹn sẽ hấp dẫn khách du lịch.

Bức tượng nguyên mẫu xa xưa được thiết kế lại bằng đồ họa máy tính.

Bức tượng mới sẽ được thực hiện bằng bê tông, cốt thép và được khoác ngoài bằng một lớp pin năng lượng mặt trời màu đồng.

Để đảm bảo độ vững chãi cho tượng, hai chân tượng sẽ đứng trên hai bệ đỡ khổng lồ. Một bệ đỡ thứ ba sẽ được “ngụy trang” dưới lớp áo choàng quanh thân tượng.

Để tránh cho bức tượng mới lặp lại số phận của bức tượng cổ xưa, người ta sẽ thực hiện một hệ thống cáp treo do máy tính điều khiển gắn vào thân mình của tượng để tượng có thể linh hoạt chống chọi trước bão biển và những cơn động đất nhẹ.

Một khi bức tượng được thực hiện, người ta sẽ còn xây dựng thêm cả một viện bảo tàng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa ghi dấu một thời hoàng kim rực rỡ của văn hóa Hy Lạp cùng những cửa hiệu phục vụ du khách với kỳ vọng sẽ tạo ra một khoản thu nhập thường niên vào khoảng 39 triệu đô.

Dự án này đòi hỏi số tiền đầu tư vào khoảng 273 triệu đô, dự kiến sẽ lấy từ nguồn ngân sách và kêu gọi đầu tư. Hiện tại vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về thời gian công trình được xây dựng bởi vấn đề tiền vốn vẫn chưa cho phép.

Ở thời điểm này, khi kế hoạch thực hiện tượng thần Mặt Trời ở đảo Rhodes được tuyên bố trong bối cảnh tài chính Hy Lạp đang đối diện với vô vàn khó khăn được xem như một dấu hiệu mang nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần rằng đất nước này quyết tâm trỗi dậy từ khủng hoảng.

7 kỳ quan của thế giới cổ đại:

Tượng thần Mặt Trời ở đảo Rhodes

Được dựng trên đảo Rhodes của Hy Lạp năm 280 trước công nguyên, bức tượng cao 30m khắc họa vị thần Mặt Trời Helios trong thần thoạt Hy Lạp, được thực hiện để mừng chiến thắng của quân dân đảo Rhodes trước một cuộc xâm lăng. Bức tượng khổng lồ này đã bị đổ sụp bởi một trận động đất xảy ra vào năm 226 trước Công nguyên.

Đền Artemis ở thành Ephesus

Đền Artemis còn được biết tới với tên gọi Đền Diana, được người Hy Lạp xây dựng vào khoảng năm 550 trước Công nguyên, nó đã bị phá hủy rồi lại được xây dựng lại 3 lần. Giờ đây, phần nền tảng hoang phế còn lại của công trình thuộc vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, ở gần thị trấn Selçuk thuộc tỉnh Izmir.

Kim tự tháp Kheops

Đây là kỳ quan duy nhất còn tồn tại tương đối toàn vẹn cho tới hôm nay, kim tự tháp Kheops được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2584-2561 trước Công nguyên bởi người Ai Cập. Ngày nay, kim tự tháp Kheops hay còn gọi là kim tự tháp Giza nằm trong khu lăng mộ Giza Necropolis, ở ngoại ô Cairo, Ai Cập.

Xây dựng lại kỳ quan của thế giới cổ đại ảnh 7

Vườn treo Babylon

Những câu chuyện trong văn học cổ đại thường nhắc tới vườn treo Babylon khiến các nhà sử gia tin rằng khu vườn kỳ diệu này là có thật dù vẫn có những tranh cãi nhất định về tính xác thực của kỳ quan này.

Người ta tin rằng vườn treo Babylon được xây dựng bởi người Babylon vào khoảng năm 600 trước Công nguyên, nơi ngày nay là đất nước Iraq. Công trình này có thể đã bị phá hủy vào thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên.

Tượng thần Zeus ở Olympia

Bức tượng khổng lồ bằng vàng và ngà voi khắc họa “vị thần của các vị thần” trong thần thoại Hy Lạp được thực hiện vào năm 435 trước Công nguyên ở Olympia, Hy Lạp. Bức tượng đã bị phá hủy vào thế kỷ 5 sau Công nguyên.

Lăng mộ của Mausolus

Lăng mộ cao 45m này được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 353-350 sau Công nguyên, được các kiến trúc sư Hy Lạp thực hiện cho Mausolus, một vương hầu của đế chế Ba Tư và vợ của ông, đặt tại thành phố cổ Halicarnassus của Hy Lạp, nơi này từng một thời thuộc đế chế Ba Tư cho tới khi bị Alexander Đại đế chinh phục.

Khu lăng mộ này đã bị hủy hoại bởi động đất trong khoảng thời gian từ thế kỷ 12-15. Những phế tích còn lại tới hôm nay thuộc vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Xây dựng lại kỳ quan của thế giới cổ đại ảnh 10

Hải đăng Alexandria

Có độ cao từ 120-137m, ngọn hải đăng được xây dựng bằng đá này được cho là một trong những công trình cao nhất từng được thực hiện bằng bàn tay con người trong thế giới cổ đại. Hải đăng Alexandria được xây dựng ở Ai Cập trong khoảng thời gian từ năm 280-247 trước Công nguyên. Công trình này đã trải qua 3 trận động đất dữ dội và giờ đây chỉ còn là phế tích.

Theo dantri.com.vn

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.