Nhiều nhà xe Hà Tĩnh chạy tuyến phía Bắc, các tỉnh miền Trung và chiều ngược lại đã thông báo hết vé những ngày cao điểm dịp lễ Quốc khánh 2/9 gây không ít vất vả cho khách hàng.
Các nhà xe hợp đồng khi bị lực lượng chức năng Hà Tĩnh xử lý đã thừa nhận sai phạm và có khá nhiều đơn vị thực hiện chuyển đổi hình thức kinh doanh vận tải sang tuyến cố định.
Kiểm tra xe khách giường nằm của nhà xe T.H đang bốc xếp hàng hóa trên quốc lộ 15B đoạn qua xã Sơn Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), lực lượng chức năng xác định phương tiện này chạy sai luồng tuyến theo giấy phép được cấp.
“Gắn mác” xe hợp đồng nhưng nhiều nhà xe ở Hà Tĩnh lại đón, trả khách không khác xe chạy tuyến cố định gây tình trạng lộn xộn trong hoạt động vận tải, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Dù đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng nhưng nhà xe H.B bị lực lượng chức năng Hà Tĩnh phát hiện có hành vi “trá hình xe khách tuyến cố định” khi gom khách, bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách.
Kết hợp tuyên truyền, vận động cùng với cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tới nay, các chủ phương tiện, tài xế ở Hà Tĩnh chấp hành khá tốt các quy định trong kinh doanh vận tải.
Trước nhu cầu đi lại của người dân tăng cao trong dịp nghỉ lễ 2/9, các doanh nghiệp vận tải, bến xe ở Hà Tĩnh sẵn sàng kế hoạch phục vụ hành khách, đảm bảo thông suốt, thuận lợi.
Sau một tuần triển khai, Công an Hà Tĩnh đã tổ chức tuyên truyền, vận động, ký cam kết chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải hành khách và xe ô tô vận tải hàng hóa bằng container tới 400 chủ xe, doanh nghiệp vận tải và tài xế.
Trước nhu cầu đi lại dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Chiến thắng 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 tăng mạnh, các doanh nghiệp vận tải hành khách ở Hà Tĩnh tính toán phương án tăng chuyến, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.
Khác với cảnh vật vạ đón xe để quay trở lại nơi làm việc, học tập sau tết Nguyên đán như những năm trước, năm nay, người dân Hà Tĩnh khá thoải mái bởi không còn tình trạng “khan vé” hay bị ép giá, nằm luồng...
Cận tết, tình trạng xe đường dài Bắc - Nam đón, trả khách và vận chuyển hàng hóa trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến tránh TP Hà Tĩnh diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Theo khảo sát của PV Báo Hà Tĩnh, dịp tết Dương lịch và tết Nguyên đán năm nay, trong khi nhà xe khách tuyến Hà Nội thông báo hết vé chiều về thì tuyến TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam đang khá thưa vắng khách đặt, khác hẳn tình trạng “cháy vé” như mọi năm.
Việc xây dựng điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết vấn nạn “xe dù, bến cóc” ở Hà Tĩnh. Tuy vậy, sau nhiều năm, 220 điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thể triển khai.
Công an tỉnh Hà Tĩnh sẽ phối hợp với Sở GTVT và các địa phương tăng cường kiểm tra xử lý tình trạng “xe dù, bến cóc”, “xe trá hình tuyến cố định”, “xe ghép, xe tiện chuyển” nhằm đảm bảo ATGT, quyền lợi cho hành khách và doanh nghiệp vận tải trên địa bàn.
Trước nhu cầu đi lại của người dân tăng cao trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều nhà xe uy tín ở Hà Tĩnh chạy tuyến: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng…, gần như đã “cháy vé” các ngày: 30 – 31/8 và ngày 3 – 4/9.
Tình trạng nhà xe biến văn phòng thành “bến cóc” để tổ chức đón, trả khách sai quy định ngay gần bến xe Hà Tĩnh đã diễn ra từ nhiều năm nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để, gây mất trật tự an toàn giao thông (ATGT).
Dù giá xăng dầu đã giảm mạnh nhưng hiện giá cước vận tải ở Hà Tĩnh vẫn “đứng yên”, chưa có điều chỉnh. Doanh nghiệp vận tải lý giải rằng, họ cần thêm thời gian để theo dõi diễn biến của giá xăng dầu trước khi có động thái điều chỉnh phù hợp.
Trước việc một số đơn vị kinh doanh vận tải vẫn cố tình “phớt lờ” quy định lắp camera giám sát hành trình theo quy định của Chính phủ, lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nhu cầu đi lại của người dân tăng cao sau khi dịch bệnh COVID-19 dần được kiểm soát và hoạt động du lịch được mở cửa trở lại đã tạo “cú hích” lớn để các doanh nghiệp vận tải hành khách ở Hà Tĩnh “vực” dậy sau thời gian dài hoạt động cầm chừng.
Sau tết Nhâm Dần, nhu cầu sử dụng xe khách để quay trở lại nơi làm việc, học tập của người dân Hà Tĩnh tăng nhẹ. Giá vé các tuyến xe khách cũng tăng khoảng 30 - 35% so với ngày thường.
Dù việc kinh doanh gặp khó khăn nhưng các nhà xe Hà Tĩnh chạy tuyến miền Nam vẫn thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, nhất là sau khi có một tài xế được phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2.
Chỉ mới có xe khách liên tỉnh chạy tuyến Hà Tĩnh - TP Hồ Chí Minh và ngược lại được phép hoạt động lại sau dịch COVID-19 nhưng các nhà xe đang “án binh bất động” bởi khó đáp ứng các quy định đề ra và lượng khách ít.