Tại phiên họp thứ 52 (diễn ra từ 11-12/1), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc ban hành Nghị quyết dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV.
Sáng nay (11/1), sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết liên tịch hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Hai Nghị quyết được xem xét thông qua gồm: Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung; Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét việc ban hành Nghị quyết dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV.
Phiên họp 51 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quốc hội
Trước đó, tại phiên họp 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến việc xây dựng dự thảo Nghị quyết liên tịch hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Một điểm đáng chú ý là Dự thảo bổ sung hướng dẫn: “Trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử có tỷ lệ tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú không đạt trên 50% số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri thì không đưa vào danh sách dự kiến giới thiệu ứng cử, danh sách giới thiệu ứng cử”.
Cũng tại phiên họp 52, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào các dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, TAND tối cao, Viện KSND tối cao, Kiểm toán nhà nước.
Nhiều nội dung quan trọng khác cũng được thảo luận như: Việc chuyển đổi phương thức đầu tư đối với một số dự án thành phần trên tuyến Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; phương án xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi thanh toán khoản bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn theo cam kết của Chính phủ; Xem xét, phê chuẩn quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thành lập Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Xem xét, quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính của một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Đăk Nông; thành lập thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; thành lập một số phường thuộc các tỉnh: Bắc Ninh, Hòa Bình; Chính phủ báo cáo về việc áp dụng khoản 22 Điều 4 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14./.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, các địa phương phải dồn sức cho nhiệm vụ phát triển KT-XH, tập trung xây dựng quy hoạch vùng với tầm nhìn chiến lược, từ đó tạo đà tăng trưởng bền vững và nâng cao đời sống cho người dân.
Phường Trần Phú trở thành địa phương đầu tiên của Hà Tĩnh trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sau khi thực hiện sắp xếp mô hình chính quyền cấp xã mới.
Sở Nội vụ Hà Tĩnh vừa có hướng dẫn xác minh thông tin của trường hợp được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến có thông tin sai lệch và lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ chính sách.
Chiều 9/7, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Ngoài việc được giữ nguyên tiền lương, phụ cấp hiện hưởng trong vòng 6 tháng, sau sắp xếp bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức còn được bố trí việc tại tỉnh, thành mới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà yêu cầu các sở, ngành tích cực phối hợp với các xã, phường có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư để sớm bàn giao mặt bằng triển khai dự án.
HĐND tỉnh sẽ xem xét, thông qua 15 nghị quyết chuyên đề; thực hiện chất vấn, trả lời chất vấn; thực hiện công tác nhân sự và một số nội dung quan trọng khác.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là một trong các đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận theo quy định.
Bộ Nội vụ đang tổng hợp, rà soát và sẽ có đề xuất phương án điều chỉnh lương cơ sở, phụ cấp khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Mặc dù Hà Tĩnh đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức, các nhà khoa học và chuyên gia, song khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn vẫn còn.
Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Đình Hải đề nghị cấp ủy, chính quyền xã Đức Đồng vận hành ổn định bộ máy mới, tập trung cao cho công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy lấy ý kiến Nhân dân về đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy công nhận người có công với cách mạng đối với đồng chí Hoàng Trọng Huệ ở xã Đan Hải, tỉnh Hà Tĩnh.
Cơ quan chuyên môn và các địa phương ở Hà Tĩnh đã mở đợt cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân và cắt giảm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân, tạo thuận lợi cho người dân.
Sau hơn 1 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bộ máy hành chính 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh bước đầu đảm bảo thông suốt, trong khi đó, việc xử lý trụ sở, tài sản công tiếp tục được quan tâm thực hiện.
Luật Cán bộ, công chức năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
Thống kê từ Cổng Dịch vụ công quốc gia, từ ngày 1/7 đến nay, 69 trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã ở Hà Tĩnh đã tiếp nhận hơn 2.200 hồ sơ của người dân và doanh nghiệp.
Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh đã được bố trí trụ sở làm việc mới, đảm bảo đồng bộ, khang trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào vận hành.
Bộ Nội vụ đề xuất áp dụng bộ tiêu chí KPI 100 điểm để đánh giá công chức theo ba nhóm: phẩm chất, chuyên môn và đổi mới, nhằm siết chặt việc xếp loại cuối năm.
Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới, cởi mở hơn. Những thay đổi này giúp tháo gỡ vướng mắc về thủ tục nhập, trở lại và giữ quốc tịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Anh nhấn mạnh, ngành THADS tỉnh Hà Tĩnh cần vận hành quy trình nghiệp vụ mới theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp linh hoạt, hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị phường Trần Phú (Hà Tĩnh) tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, trả kết quả trong lĩnh vực tư pháp theo đúng quy trình, quy định.
Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Kỳ Anh những ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Tĩnh, đã tiếp nhận và trả kết quả kịp thời, tạo được niềm tin và sự hài lòng của người dân.
Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri để trình Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân và cử tri tỉnh nhà.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị nghiên cứu thành lập văn phòng chuyên sâu về chuyển đổi số để kết nối với các sở, ngành và 69 xã, phường trong việc triển khai nhiệm vụ về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Sáng 4/7, Ban Chỉ đạo (BCĐ) tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số họp phiên thứ 2, triển khai nhiệm vụ thời gian tới.
Cùng với đại hội đảng các cấp, cuộc bầu cử là dịp quan trọng để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, một số tổ dân phố ở các phường trên địa bàn Hà Tĩnh bị trùng tên. Trước thực trạng này, các địa phương đang linh hoạt cách gọi và tham mưu đề xuất phương án đổi tên phù hợp.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu