Vụ hoả hoạn xảy ra tại nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến kho chứa rác rộng cả nghìn mét vuông bốc cháy dữ dội.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ấn tượng với hoạt động của Nhà máy đốt rác phát điện Meguro tại Tokyo (Nhật Bản), không chỉ xử lý rác thải mà còn góp phần cung cấp năng lượng.
Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Tĩnh.
Ý thức phân loại rác tại hộ gia đình của người dân huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngoài việc tạo không gian sống xanh, sạch, đẹp còn giúp đơn vị chức năng giảm tải từ việc thu gom đến xử lý rác thải.
Rác thải ùn ứ, tập kết thành từng bãi lớn xung quanh lò đốt rác ngưng hoạt động ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Tại phiên chất vấn sáng 7/12, Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh Lê Ngọc Huấn đề nghị các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và người dân chủ động trong việc phân loại, xử lý rác thải tại nguồn.
Mặc dù phải vận chuyển rác thải từ bãi trung chuyển tới các điểm xử lí để đốt hoặc chôn lấp, song, một số xã tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) xuất hiện tình trạng đốt rác ngay tại bãi trung chuyển.
Môi trường là tiêu chí quan trọng trong xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao nên thời gian qua, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp phân loại, xử lý rác tại nguồn.
Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự sáng tạo, tâm huyết của chị em phụ nữ, xã Cẩm Trung (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã trở thành điểm sáng trong việc phân loại, thu gom rác thải tại nguồn.
Hơn 20 năm công tác, Chủ tịch Hội LHPN xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) Trần Thị Thành luôn trăn trở, tìm tòi để triển khai nhiều mô hình môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần giúp địa phương phấn đấu về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Lượng rác thải tăng đột biến trong dịp tết khiến việc thu gom, vận chuyển và xử lý gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, với quyết tâm không để rác ứ đọng, các đơn vị vệ sinh môi trường ở Hà Tĩnh huy động tối đa nhân lực, phương tiện để đảm bảo cảnh quan môi trường sạch đẹp trong dịp tết.
Rác thải sinh hoạt không được xử lý kịp thời, chất thành từng đống với khối lượng lớn trên tuyến đê hữu sông Lam (đoạn qua thị trấn Xuân An - Nghi Xuân - Hà Tĩnh) gây hôi thối, ô nhiễm môi trường...
Tuyến đường quốc phòng ven biển đoạn qua thôn 1, xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) lâu nay trở thành điểm tập kết rác thải, vỏ ngao, vỏ hến, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.
Việc xử lý rác thải phát sinh từ hoạt động buôn bán tại các chợ dân sinh nhằm đảm bảo môi trường luôn khiến các địa phương ở Hà Tĩnh phải “đau đầu”. Hiệu quả mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” sẽ là “lời giải” cho vấn đề nan giải này.
Nhiều năm nay, việc xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã qua sử dụng được nông dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng nhằm hạn chế tình trạng vứt rác bừa bãi ảnh hưởng tới môi trường.
Tiếp xúc với các vị đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Hà Tĩnh, cử tri huyện Thạch Hà và huyện Hương Sơn đã phản ánh nhiều vấn đề thiết yếu từ cơ sở, nhất là chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp.
Đường Hồ Chí Minh đoạn qua thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh) rác thải chất đống ngay bên vỉa hè, tràn cả ra lòng đường gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường...
Hoạt động trong ngày “Ngày chủ nhật xanh” lần thứ I năm 2022 đã phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của ĐVTN Hà Tĩnh trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sau phản ánh của Báo Hà Tĩnh về tình trạng rác thải tập kết tràn lan trên tuyến tỉnh lộ 550, đoạn qua xã Ngọc Sơn (huyện Thạch Hà), HTX môi trường địa phương đã nhanh chóng thu gom, vận chuyển tới nơi xử lý.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đề nghị thời gian tới, Sở TN&MT Hà Tĩnh nghiên cứu sâu, quản lý chặt, tránh để xảy ra tồn đọng kéo dài; tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, nên Sở TN&MT Hà Tĩnh cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để tồn đọng kéo dài.
Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% lượng chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo. Đây là nội dung quan trọng trong tiêu chí môi trường để xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Khu vực sát chân cầu Thạch Sơn - nối 2 xã Thạch Sơn (Thạch Hà) và Hộ Độ (Lộc Hà) của Hà Tĩnh tràn ngập rác thải, gây nên cảnh tượng nhếch nhác, ô nhiễm môi trường.
Tình trạng rác thải bị ứ đọng trên các tuyến đường, điểm tập kết rác ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hiện đã được giải quyết, bởi 40 - 50% lượng rác thải đã được các hộ... “tái chế” tại vườn nhà.
Rác hữu cơ sau khi phân loại được ủ với chế phẩm sinh học và trở thành phân bón vi sinh, góp phần không nhỏ vào bảo vệ môi trường, giảm áp lực cho việc thu gom, xử lý rác thải ở Hà Tĩnh.
Tuy tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Hà Tĩnh đạt khoảng 97%, song tỷ lệ phân loại rác tại nguồn ở 4 phường thí điểm ở địa phương này chỉ đạt 35%.