Đức Thọ “đau đầu” xử lý gần 8.000 tấn rác thải sinh hoạt

(Baohatinh.vn) - Huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) hiện đang tồn đọng gần 8.000 tấn rác thải sinh hoạt trong khi phương án xử lý còn khó khăn.

Đức Thọ “đau đầu” xử lý gần 8.000 tấn rác thải sinh hoạt

Bãi tập kết rác thải sinh hoạt Phượng Thành (xã Tùng Ảnh) đang tồn đọng khoảng 8.000 tấn rác thải sinh hoạt cần được xử lý.

Bãi tập kết rác thải Phượng Thành (xã Tùng Ảnh) trước đây là khu vực xử lý rác thải sinh hoạt cho toàn huyện Đức Thọ. Ngoài việc xử lý theo hình thức truyền thống là chôn lấp, huyện Đức Thọ cũng đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác theo phương án lò đốt. Tuy nhiên, do công suất nhỏ (2-3 tấn/ngày), hơn nữa, công nghệ đã lạc hậu và hư hỏng nên không thể hoạt động. Trong khi đó, lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn ngày một nhiều.

Theo ước tính, mỗi ngày, người dân địa phương thải ra khoảng 12 - 15 tấn rác sinh hoạt, cứ thế, năm này qua năm khác, bãi tập kết rác thải sinh hoạt Phượng Thành đã quá tải.

Ông Lê Văn Q. (thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc) - một trong những hộ dân sống gần bãi tập kết rác thải Phượng Thành cho biết: “Đã nhiều năm nay, người dân sống trong ô nhiễm môi trường, mùi hôi thối, ruồi nhặng từ bãi rác bốc lên... Nguyện vọng lớn nhất của người dân thôn Đông Xá chúng tôi là huyện giải phóng sớm bãi tập kết rác này”.

Phương án duy nhất hiện nay để xử lý khối lượng rác thải tồn đọng tại bãi rác Phượng Thành là tìm kiếm đơn vị xử lý rác thải trong và ngoài tỉnh.

Ông Thái Sơn Vinh - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Thọ cho biết: Trước thực trạng quá tải của bãi tập kết rác thải Phượng Thành, phòng đã tham mưu UBND huyện thành lập đoàn công tác trực tiếp đến làm việc với các nhà máy xử lý rác thải trong và ngoài tỉnh như: Nhà máy Xử lý rác thải Phú Hà (huyện Kỳ Anh), Công ty TNHH Phát triển dự án Việt và một số nhà máy xử lý rác thải tại Nghệ An… để hợp đồng vận chuyển, xử lý rác thải.

Đức Thọ “đau đầu” xử lý gần 8.000 tấn rác thải sinh hoạt

Lượng rác thải tại bãi tập kết rác thải sinh hoạt Phượng Thành ngày một nhiều.

Trong năm 2020, huyện Đức Thọ đã ký hợp đồng với Nhà máy Xử lý rác thải Phú Hà (huyện Kỳ Anh) vận chuyển và xử lý được hơn 900 tấn rác thải sinh hoạt, nhưng do công suất của nhà máy có hạn nên hiện không thể tiếp nhận thêm.

Cũng trong năm 2020, huyện đã phối hợp với một số đơn vị xử lý rác thải ngoại tỉnh xử lý trên 1.000 tấn rác thải, nhưng so với số lượng rác thải tồn đọng của địa phương thì chẳng đáng là bao.

Đức Thọ “đau đầu” xử lý gần 8.000 tấn rác thải sinh hoạt

Công ty TNHH Tiến Quân Phát vận chuyển rác thải đi xử lý theo hợp đồng đã ký với huyện Đức Thọ.

Mới đây, ngày 17/1/2021, Công ty TNHH Tiến Quân Phát (TX Kỳ Anh) và Công ty TNHH Phát triển dự án Việt đã ký hợp đồng vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt với số lượng 1.000 tấn. Hiện các đơn vị này đang triển khai vận chuyển và xử lý theo đúng tiến độ hợp đồng đã ký. Tuy số lượng rác thải được xử lý chưa nhiều nhưng đã phần nào giải quyết được lượng rác thải ùn ứ từ lâu nay tại bãi tập kết rác thải Phượng Thành.

Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho biết: Vấn đề khó khăn nhất của huyện lúc này là kinh phí, bởi giá vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt hiện xấp xỉ 1,4 triệu đồng/tấn và để xử lý hết số lượng rác thải tồn đọng tại bãi rác Phượng Thành thì cần 10 tỷ đồng. Với nguồn kinh phí quá lớn như thế, địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn.

Để có nguồn kinh phí xử lý rác thải, huyện đã báo cáo UBND tỉnh xin hỗ trợ một phần. Ngoài ra, địa phương đang tích cực tìm kiếm các nguồn kinh phí khác ngoài nguồn ngân sách địa phương như xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.