Mỗi hộ gia đình nông thôn Hà Tĩnh cần có 2 - 3 thùng, giỏ phân loại rác trở lên

(Baohatinh.vn) - Để nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt (NTSH) nông thôn ở Hà Tĩnh cần thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tổ chức quản lý, chính sách và giải pháp công nghệ phù hợp.

Văn phòng Điều phối NTM tỉnh hôm nay (22/6) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh tập huấn cho đại diện một số địa phương trong tỉnh về thu gom, phân loại, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình.

Mỗi hộ gia đình nông thôn Hà Tĩnh cần có 2 - 3 thùng, giỏ phân loại rác trở lên

Để thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt (RTSH), mỗi hộ gia đình cần có 2 - 3 thùng, giỏ phân loại trở lên. Có thể dùng các loại vật dụng đựng khác như xô chậu cũ, thùng sơn, thùng phuy…

Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện phân loại rác cần trang bị các loại thùng rác chuyên dụng.

Rác thải sinh hoạt được phân thành 3 nhóm chính: Dễ phân hủy, khó phân hủy, tái chế.

Mỗi hộ gia đình nông thôn Hà Tĩnh cần có 2 - 3 thùng, giỏ phân loại rác trở lên

Hội LHPN huyện Đức Thọ triển khai mô hình điểm xây dựng bể xử lý rác tại hộ gia đình ở thôn Vọng Sơn, xã Tùng Ảnh - Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Đối với các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng phân hữu cơ để làm vườn, nên thu gom rác hữu cơ để xử lý tại chỗ làm phân bón. Các cụm dân cư có sản xuất nông nghiệp, có nhu cầu phân bón, nên xây dựng khu thu gom xử lý rác hữu cơ thành phân bón. Khu vực xử lý tập trung nên bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển, xử lý và sử dụng, tốt nhất nên gắn với các HTX nông nghiệp hoặc môi trường, bố trí địa điểm gần với khu vực trồng trọt.

Để nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt (NTSH) nông thôn, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tổ chức quản lý, chính sách và giải pháp công nghệ phù hợp.

Để xử lý NTSH đảm bảo, các hộ gia đình phải xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước bằng các vật liệu như: composite, ống bê-tông, xây bằng gạch...

Mỗi hộ gia đình nông thôn Hà Tĩnh cần có 2 - 3 thùng, giỏ phân loại rác trở lên

Mô hình xử lý nước thải tại hộ gia đình

Nguyên lý sử dụng hệ thống bể xử lý yếm khí kết hợp bổ sung chế phẩm sinh học gồm các vi sinh vật và enzyme đặc hữu để phân hủy nhanh chất hữu cơ, đạm, và một số vi khuẩn có hại. Sau khi nước được xử lý sẽ chảy sang bể lắng để ngưng tụ lại và tiếp tục phân hủy trước khi chảy ra môi trường hoặc tái sử dụng để tưới cây.

Đối tượng nước thải được xử lý là: nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi đã qua xử lý biogas.

Mỗi hộ gia đình nông thôn Hà Tĩnh cần có 2 - 3 thùng, giỏ phân loại rác trở lên

Đoàn cán bộ lãnh đạo Văn phòng NTM Trung ương và các tỉnh Bắc Trung Bộ tham quan mô hình xử lý rác thải, nước thải của gia đình anh Phạm Huy Thắng - thôn La Xá, xã Thạch Lâm (tháng 5/2019).

Để việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải, nước thải sinh đạt kết quả cao, Văn phòng NTM tỉnh sẽ chủ trì, phối hợp với các ngành, chính quyền các địa phương tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân trong phân loại xử lý RTSH, NTSH; xem phân loại xử lý RTSH, NTSH là tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM.

Đồng thời, tư vấn hỗ trợ các địa phương xây dựng và ban hành quy chế, quy định cụ thể về phân loại và xử lý RTSH, NTSH tại nguồn nhằm đồng bộ hóa công tác quản lý và kỹ thuật trong phân loại xử lý, phấn đấu tái sử dụng tối đa rác hữu cơ tại chỗ.

Việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt hàng ngày đóng vai trò quan trọng, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm.

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.