Gần 5.800 hộ dân Thạch Hà chia rác thành 3 giỏ tại nhà cho “dễ xử”!

(Baohatinh.vn) - Hướng tới xây dựng huyện nông thôn mới vào năm 2020, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung giải quyết vấn đề môi trường tại các hộ. Toàn huyện đã có 5.775 hộ mua giỏ rác phân loại, mỗi nhà có 3 giỏ.

Gần 5.800 hộ dân Thạch Hà chia rác thành 3 giỏ tại nhà cho “dễ xử”!

160 hộ dân ở thôn Mình Đình (Thạch Hương) đã sắm 3 giỏ rác và ghi tên chức năng cụ thể

Năm 2019, thôn Minh Ðình, xã Thạch Hương phấn đấu hoàn thành khu dân cư kiểu mẫu. Bởi vậy, hội phụ nữ xã đã chọn thôn để triển khai điểm việc phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình.

Gia đình hội viên Lê Thị Ðông và chồng là anh Trần Duy Lý sau khi tham gia tập huấn về phân loại, xử lý rác do hội phụ nữ, Phòng TN&MT huyện tổ chức, đã thay đổi ý thức. Ngoài việc được phát 1 giỏ đựng rác, gia đình đã sắm thêm hai giỏ đựng khác và ghi rõ: rác phân hủy, rác không phân hủy, rác tái chế.

Không chỉ riêng chị Đông, 160/166 hộ trong thôn Minh Đình đều hình thành thói quen phân chia 3 loại rác.

Ðối với rác có thể phân hủy, các gia đình tự đào một hố chôn lấp ở góc vườn, hàng ngày đổ vào và đậy nắp, ủ phân dùng bón lại cho cây.

Rác tái chế như hộp nhựa, lon bia thì gom lại và đóng góp cho đoàn thanh niên để làm “quỹ ve chai”.

Còn một lượng rác nhỏ không thể phân hủy được gia đình gom lại để HTX môi trường thu gom, đi xử lý.

Theo tính toán của huyện, thu gom rác theo cách này sẽ giảm được 30% lượng rác thải ra môi trường.

Gần 5.800 hộ dân Thạch Hà chia rác thành 3 giỏ tại nhà cho “dễ xử”!

Thực hành đào hố ủ phân từ rác thải hữu cơ tại thôn Đông Sơn, xã Thạch Xuân

“Ðầu tháng 10/2019, phòng TN&MT, Hội LHPN huyện và Phòng Tài chính huyện tiến hành thẩm định mô hình. Rất vui là mô hình của thôn Mình Đình đã đủ tiêu chuẩn tiếp cận chính sách hỗ trợ 10 triệu/thôn theo nghị quyết số 07/NQ-HÐND ngày 28/12/2018 của huyện Thạch Hà. Sắp tới, hội phụ nữ xã Thạch Hương sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình phân loại, xử lý rác trong toàn xã” - chị Nguyễn Thị Long, Chủ tịch Hội LHPN xã Thạch Hương chia sẻ.

Tháng 2/2019, UBND huyện Thạch Hà đưa ra phương án tổ chức thí điểm thu gom, phân loại, xử lý rác tại nguồn. Theo đó, Hội LHPN chủ động phối hợp với Phòng TN&MT tổ chức 11 cuộc tuyên truyền, tập huấn cho 2.462 hội viên và nhân dân tại 11 xã gồm: Thạch Sơn, Thạch Hương, Thạch Tân, Nam Hương, Thạch Đài, Thạch Xuân, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn.

Hội viên phụ nữ và nhân dân ở nhiều địa phương đã được ngành chuyên môn hướng dẫn đào hố, chôn lấp rác thải hữu cơ, xử lý ủ phân vi sinh, thực hành đào hố xử lý rác có nắp đậy.

Đến thời điểm này, 19 xã đã triển khai mô hình phân loại, xử lý rác với 5.775 hộ thực hiện; các cấp đã cấp cho hội viên 10.154 giỏ rác, xây dựng 1.464 hố rác được xây dựng.

Nếu như trước đây người dân hằng ngày cứ mang rác ra điểm tập kết, trong khi một tháng chỉ thu rác 3-4 lần nên rác thải ứ đọng nhiều thì nay, hợp tác xã môi trường ở các địa phương đã thay đổi cách thu gom. Trước mỗi ngày thu gom rác, hệ thống phát thanh thôn có trách nhiệm thông báo rõ cho người dân thời điểm thu để chủ động chuẩn bị rác đến điểm tập kết đúng quy định.

Cùng với thu gom xử lý rác, tại nhiều địa phương đã phát động phong trào hạn chế sử dụng túi nilong.

Gần 5.800 hộ dân Thạch Hà chia rác thành 3 giỏ tại nhà cho “dễ xử”!

Tại lễ ra mắt “CLB phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lon” thôn Tân Đông (Thạch Điền), 25 chiếc làn nhựa, túi giấy, hộp nhựa đã được trao cho chị em

Tại Thạch Điền, phát huy những kết quả đạt được trong xử lý rác (năm 2017, xây dựng 400 lò đốt rác mini; năm 2018, phát 1.000 giỏ rác cho các hội viên), vừa qua, Hội LHPN xã đã ra mắt “CLB Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lon” tại thôn Tân Đông với 25 thành viên.

Tại lễ ra mắt, 25 chiếc làn nhựa, túi giấy, hộp nhựa đã được trao cho chị em để đi chợ; qua đó tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon, không xả rác ra đường.

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

"Chữa lành" hay "lành ít dữ nhiều"?

"Chữa lành" hay "lành ít dữ nhiều"?

Thời gian qua, nhiều người thực hiện "chữa lành" sức khỏe bằng các phương pháp tự nhiên, không dùng thuốc. Tuy nhiên, việc thiếu kiến thức, thiếu căn cứ khoa học đã dẫn đến nhiều trường hợp gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Cô giáo 9X yêu nghề, giỏi chuyên môn

Cô giáo 9X yêu nghề, giỏi chuyên môn

Giải nhất tại Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh là phần thưởng ý nghĩa để cô Nguyễn Thanh Hoài (Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Xuyên 2, Hà Tĩnh) thêm yêu và gắn bó với nghề.
Làm gì khi bố mẹ và con cái “mất kết nối"

Làm gì khi bố mẹ và con cái “mất kết nối"

Định hướng, dạy bảo là điều bố mẹ nào cũng phải thực hiện nhưng liệu cách thức dạy bảo truyền thống có còn phù hợp trong bối cảnh cách nghĩ, cách làm của giới trẻ đã có rất nhiều sự khác biệt?
Những người mạnh dạn "rời công, sang tư"

Những người mạnh dạn "rời công, sang tư"

Thay đổi tư duy, nắm bắt xu hướng mới, nhiều lao động ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi từ khu vực công sang khu vực tư để tìm kiếm việc làm phù hợp hơn với năng lực, sở trường.
Gameshow "Ô cửa tiếng Anh" mùa 2 chính thức trở lại

Gameshow "Ô cửa tiếng Anh" mùa 2 chính thức trở lại

Ô cửa tiếng Anh (English Windows) - sân chơi tiếng Anh đầy ý nghĩa dành cho học sinh THCS trên toàn tỉnh sẽ chính thức phát sóng số đầu tiên vào 21h25’ tối mai (6/4) trên sóng HTTV và các nền tảng số của Báo Hà Tĩnh.
Nữ sinh chuyên Hà Tĩnh chia sẻ về đạt điểm SAT tuyệt đối 1.600

Nữ sinh chuyên Hà Tĩnh chia sẻ về đạt điểm SAT tuyệt đối 1.600

SAT là bài thi chuẩn hóa, được nhiều trường đại học trên thế giới dùng xét tuyển đầu vào. Với số điểm 1.600 bài thi SAT, em Nguyễn Thị Diệu Anh (lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã lọt vào nhóm hiếm trên thế giới đạt số điểm thi tuyệt đối.
Giao dịch liên quan đất đai tăng cao do lo ngại điều chỉnh giá và sáp nhập

Vì sao giao dịch liên quan đến đất đai tại Hà Tĩnh tăng cao?

Thời gian gần đây, do lo lắng về việc giá đất sau điều chỉnh tăng cao và tâm lý ổn định thủ tục trước sáp nhập khiến nhiều người dân làm các thủ tục liên quan đến đất đai. Nhiều địa bàn Hà Tĩnh ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay.