Ngành tài nguyên và môi trường cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để xảy ra tồn đọng kéo dài

(Baohatinh.vn) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, nên Sở TN&MT Hà Tĩnh cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để tồn đọng kéo dài.

Ngành tài nguyên và môi trường cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để xảy ra tồn đọng kéo dài

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải chủ trì buổi làm việc.

Sáng nay (29/7), Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) để nghe kết quả thực hiện nhiệm vụ của Sở trong thời gian qua, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Hồng Lĩnh, Đặng Ngọc Sơn; Đại tá Lê Khắc Thuyết - Giám đốc Công an tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan cùng tham dự.

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, thời gian qua, Sở TN&MT đã tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

6 tháng đầu năm, Sở TN&MT đã lập phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tích hợp vào quy hoạch tỉnh; hoàn thành việc thẩm định hồ sơ kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của 13 huyện, thành phố, thị xã trình UBND tỉnh phê duyệt.

Ngành tài nguyên và môi trường cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để xảy ra tồn đọng kéo dài

Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh Hồ Huy Thành báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ thời gian tới.

Sở đã thẩm định và tham mưu UBND tỉnh giải quyết 24 hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 28,26 ha; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho 38 tổ chức với tổng diện tích 75,34 ha.

Tổ chức thực hiện gói thầu xây dựng cơ sở dữ liệu trên địa bàn các huyện Can Lộc, Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh với khối lượng đến nay ước đạt khoảng 45%.

Ngành tài nguyên và môi trường cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để xảy ra tồn đọng kéo dài

Các đại biểu theo dõi báo cáo của lãnh đạo Sở TN&MT.

Sở TN&MT cũng thực hiện rà soát, bổ sung các điểm mỏ khoáng sản để tích hợp vào quy hoạch tỉnh; tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2021, hiện đang thực hiện đánh giá tiềm năng, xác định giá khởi điểm; phối hợp đơn vị đấu giá tổ chức đấu giá thành công và tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản 17 mỏ (3 mỏ cát, 1 mỏ đất sét và 13 mỏ đất san lấp).

Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển; xây dựng đề cương các nhiệm vụ: điều tra, đánh giá hiện trạng nhận chìm và xác định các khu vực có thể nhận chìm vật chất nạo vét tại vùng biển tỉnh Hà Tĩnh; quy định về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh; cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển...

Ngành tài nguyên và môi trường cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để xảy ra tồn đọng kéo dài

Bên cạnh kết quả đạt được, trong hoạt động của ngành TN&MT vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc. Cụ thể, về đất đai, một số dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng không thực hiện được công tác giao đất, cho thuê đất.

Ở lĩnh vực khoáng sản, công tác đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp đang nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Trên địa bàn tỉnh vẫn còn khoảng 49.000 tấn rác tồn đọng tại các bãi rác; 4 khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 12 cụm công nghiệp đã có dự án hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải theo quy định...

Tại buổi làm việc, đại biểu đã tập trung làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong xử lý rác thải sinh hoạt ở các địa phương; việc cấp quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ cho các công trình trên địa bàn; nguyên nhân việc chậm bàn giao mặt bằng sạch khiến một số dự án chậm tiến độ.

Ngành tài nguyên và môi trường cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để xảy ra tồn đọng kéo dài

Giám đốc Sở Xây dựng Trần Xuân Tiến: Quy hoạch sử dụng đất phải theo quy hoạch tỉnh, vì vậy, đề nghị các địa phương căn cứ vào quy hoạch tỉnh để đưa ra quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng, tình trạng cấp đất, giao đất, cho thuê trái thẩm quyền hiện nay diễn ra ở hầu hết các địa phương nên cần rà soát, có phương án xử lý cán bộ sai phạm và số diện tích đất giao sai; phương án xử lý các tồn đọng về đất đai; cần xử lý nghiêm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, sai phạm về bảo vệ môi trường…

Ngành tài nguyên và môi trường cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để xảy ra tồn đọng kéo dài

Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Trần Việt Hà: Đề nghị Sở TN&MT phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư và các địa phương tiến hành rà soát các dự án vướng mắc trong đầu tư, giải phóng mặt bằng để kịp thời tham mưu UBND tỉnh có hướng xử lý phù hợp.

Ngành tài nguyên và môi trường cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để xảy ra tồn đọng kéo dài

Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa: Đề nghị Sở TN&MT quan tâm tới công tác cải cách hành chính, góp phần tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp khi đến giao dịch. Đồng thời, cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong lĩnh vực TN&MT.

Ngành tài nguyên và môi trường cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để xảy ra tồn đọng kéo dài

Đại tá Lê Khắc Thuyết - Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh: Thời gian qua, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra. Lực lượng công an đã tổng kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, nhiều đối tượng có sai phạm trên lĩnh vực này.

Ngành tài nguyên và môi trường cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để xảy ra tồn đọng kéo dài

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Tài nguyên và môi trường là ngành quản lý nhiều lĩnh vực, thường xuyên phát sinh các vấn đề, nên cần phải phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp để giải quyết ngay các điểm nghẽn, vấn đề nảy sinh, đóng góp cho mục tiêu phát triển kinh tế.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cho rằng, thời gian qua, ngành tài nguyên và môi trường dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng vẫn để xảy ra một số vướng mắc, tồn đọng kéo dài trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường...

Ngành tài nguyên và môi trường cần nghiên cứu sâu, quản lý chặt, không để xảy ra tồn đọng kéo dài

Cụ thể, trong lĩnh vực quản lý đất đai, công tác quy hoạch đất, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn chậm nên cần phải đẩy mạnh để đảm bảo sự phát triển của tỉnh; việc giao đất, cho thuê đất triển khai các dự án vẫn còn vướng mắc, bất cập, dẫn tới sai phạm; việc xác định giá đất chậm, ảnh hưởng tới kêu gọi đầu tư; công tác phát triển quỹ đất, huy động nguồn lực còn hạn chế.

Về tài nguyên khoáng sản, sự phối hợp giữa Sở TN&MT và các địa phương còn chưa tốt, có những việc còn chồng chéo; việc quy hoạch, đánh giá trữ lượng các mỏ vật liệu xây dựng còn chưa sát thực tế; sự phối hợp của Sở TN&MT với Cục Thuế, Sở Kế hoạch & Đầu tư cũng chưa tốt, làm thất thu nguồn thu cho ngân sách Nhà nước mà chưa có biện pháp xử lý.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều vấn đề, dẫn tới khó kiểm soát khi xảy ra các sự cố về ô nhiễm môi trường.

Từ đánh giá những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Hà Tĩnh thời gian qua, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải mong muốn thời gian tới, Sở TN&MT nghiên cứu sâu, quản lý chặt, tránh để xảy ra các vấn đề, tồn đọng kéo dài.

Về các thủ tục thì vướng ở đâu, tháo gỡ ngay ở đó, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Xã vướng thì báo cáo huyện, huyện vướng ở sở thì báo cáo tỉnh, sở vướng ở Bộ thì báo cáo tỉnh để cùng tháo gỡ ở Trung ương.

Những tồn đọng liên quan đến các dự án, đất đai, tài nguyên khoáng sản thì Sở Kế hoạch & Đầu tư phải cùng với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT rà soát lại từng lĩnh vực để cùng xử lý tốt hơn - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải giao nhiệm vụ.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.