Ngổn ngang vỏ ngao, hến bên tuyến đường dọc bờ biển Cẩm Lĩnh

(Baohatinh.vn) - Tuyến đường quốc phòng ven biển đoạn qua thôn 1, xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) lâu nay trở thành điểm tập kết rác thải, vỏ ngao, vỏ hến, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

Video: Bãi rác tự phát trên tuyến đường quốc phòng ven biển ở thôn 1, xã Cẩm Lĩnh.

Tuyến đường liên huyện ven biển Cẩm Xuyên – Kỳ Anh (còn gọi là đường quốc phòng ven biển) đoạn Cẩm Lĩnh - Kỳ Xuân dài 11,4 km, bắt đầu từ điểm cuối đê Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên) tới xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) từ nhiều năm nay được du khách lựa chọn di chuyển khi khám phá các bãi tắm đẹp, thưởng thức hải sản ở 2 địa phương này.

Có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch nhưng hiện nay, một số vị trí trên tuyến đường chạy dọc bờ biển Cẩm Lĩnh – Kỳ Xuân đang trở thành những bãi rác bất đắc dĩ.

Ngổn ngang vỏ ngao, hến bên tuyến đường dọc bờ biển Cẩm Lĩnh

Rác thải bị người dân vứt bên tuyến đường quốc phòng ven biển ở thôn 1, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên. Ảnh chụp trưa 15/12.

Một trong những địa điểm có bãi rác tự phát “khủng” trên tuyến đường quốc phòng ven biển là đoạn qua thôn 1, xã Cẩm Lĩnh. Bãi rác này cách Trạm Biên phòng Cửa Nhượng (Đồn Biên phòng Thiên Cầm) chừng 200m hướng về phía xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh).

Tại khu vực này, rác thải bị vứt bừa bãi dọc tuyến đường với đủ loại, từ rác thải sinh hoạt (chai lọ, thức ăn dư thừa, túi nilon), rác thải xây dựng (gạch vụn, ngói vỡ, đất, đá) cho tới rác thải từ hoạt động đánh bắt thủy hải sản (vỏ hến, ngao, sò, hàu).

Ngổn ngang vỏ ngao, hến bên tuyến đường dọc bờ biển Cẩm Lĩnh

Từ rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng cho tới vỏ ngao, ốc, hến được “tập kết” dọc bờ biển. Ảnh chụp trưa 15/12.

Trong số các loại rác thải, vỏ hến, ngao, sò, hàu chiếm số lượng nhiều nhất. Theo tìm hiểu, bãi rác tự phát ở thôn 1, xã Cẩm Lĩnh xuất phát từ việc người dân và một số cơ sở kinh doanh mang ra vứt tại đây. Thời gian đầu, chỉ một số người mang rác ra đổ khu vực này nhưng khi thấy không bị xử lý nên số lượng người mang ra tập kết ngày càng nhiều và hiện rác đã bắt đầu tràn xuống biển. Do đã tập kết lâu ngày nên bãi rác tự phát này bốc mùi hôi thối khó chịu.

Ngổn ngang vỏ ngao, hến bên tuyến đường dọc bờ biển Cẩm Lĩnh

Rác thải bắt đầu tràn xuống bãi biển ở thôn 1, xã Cẩm Lĩnh. Ảnh chụp trưa 15/12.

“Tình trạng vứt rác thải ở đây diễn ra đã lâu nhưng không thấy ai nhắc nhở, xử lý nên người dân cứ mang rác ra đây để đổ. Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc làm phản cảm, ảnh hưởng tới môi trường và làm xấu hình ảnh về bãi tắm của địa phương” - bà Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1958, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên) phản ánh.

Ngổn ngang vỏ ngao, hến bên tuyến đường dọc bờ biển Cẩm Lĩnh

Rác thải bị vứt bùa bãi gây nên mất mỹ quan bãi biển và ô nhiễm môi trường. Ảnh chụp trưa 15/12.

Cẩm Lĩnh có tổ vệ sinh phụ trách thu dọn rác thải sinh hoạt tại tất cả 6 thôn của xã. Chính quyền địa phương đã nắm bắt được tình trạng người dân mang rác thải ra vứt dọc tuyến đường quốc phòng và một số lần tổ chức dời dọn nhưng chỉ được thời gian ngắn thì sự việc lại tái diễn.

Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh Nguyễn Văn Hà cho hay: Khu vực mà người dân vứt bỏ rác thải chỉ có một số quán hàng buôn bán, ít người dân sinh sống nên việc phát hiện, xử lý gặp khá nhiều khó khăn. Trước mắt, xã sẽ cho người dọn dẹp bãi rác và sẽ tìm giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng vứt rác bừa bãi này.

Cũng theo ông Hà, trước đây, vỏ các hải sản được người dân thu gom, đem đốt làm vôi và bán cho các hộ làm muối, bón ruộng, xử lý ao hồ. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi có các sản phẩm khác thay thế, trong khi giá trị kinh tế từ hoạt động thu gom và xử lý vỏ các loại hải sản không cao nên đã bị người dân vứt bỏ.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.