Xứ Nghệ nay đã say mê bao người...

(Baohatinh.vn) - Địa văn hóa của vùng đất Nghệ Tĩnh (bao gồm cả Nghệ An, Hà Tĩnh) là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, phê bình văn học say mê tìm hiểu, khám phá. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ mới điểm xuyết lại những nhận định của một số tác giả và mạo muội đưa ra vài nhận xét nhỏ về đất Nghệ, người Nghệ.

xu nghe nay da say me bao nguoi

Đường về Hà Tĩnh.

Gió Lào thổi rạc bờ tre…

Trước hết là nói về phong thổ. Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai viết: “Xưa nay vẫn để lại trong tâm não của nhiều người ấn tượng một khu vực không hề được tạo vật cưu đương. Mấy mảnh đồng bằng hẹp như bị thắt riết vào bao nhiêu thung lũng, giữa những dãy núi chập chùng. Đất đai phần lớn chả có bao nhiêu màu mỡ. Nhiều nơi chỉ là đồng chua nước mặn. Cảnh vật quanh năm, nếu không nói là cằn cỗi, thì cũng không có gì là thi vị. Một mùa xuân nghèo màu sắc, hiếm thanh âm.

Hè đến là nắng với gió. Những đợt “nam cào” làm cho nứt đất, nẻ đồng, cạn cả khe suối, khô róc cả giếng, ao, đầm, hồ... Nắng với gió là hai nguyên tố ngự trị. Tiếp theo đó là mùa thu với mưa với lụt. Rồi đến mùa đông ủ dột, lạnh lẽo, tiêu điều” (Văn thơ Phan Bội Châu, Nxb. Văn hóa, Hà Nội (in lần thứ 2, tr. 34-35). Một nét đặc biệt của lịch sử vùng đất này là, trong thời kỳ Đại Việt, một thời gian dài là vùng đất phên dậu mà ranh giới cuối cùng của nó hiện còn lưu ở tên gọi của núi Nam Giới (Thạch Hải, Thạch Hà) được coi là nơi phân định lãnh thổ của người Việt và người Chăm. Điều này đã được chép trong một số thư tịch cổ. Tính chất biên trấn đã khiến cho vùng đất nằm ở Bắc Trung Bộ này trong suốt một thời kỳ dài vừa là tiền đồn của các cuộc chinh phạt về phương Nam của các vua chúa nhưng cũng chính là nơi thường bị giặc giã xâm lấn. Thời tiết, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, vị trí biên viễn như thế, dễ hiểu vì sao đất này “nhọc nhằn” như 2 câu thơ trong bài Tiếng Nghệ của Nguyễn Bùi Vợi: Gió lào thổi rạc bờ tre, chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn. Tình Xứ Nghệ không mau, nhưng bén rồi sâu lắng...

Con người vùng đất nào thì chịu ảnh hưởng của vùng đất đó. Nói về người Nghệ, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã có cái nhìn đa chiều, chuẩn xác. Tác giả Nghệ An phong thổ ký nhận xét con người Nghệ Tĩnh: “Can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, cương quyết đến khô khan và tằn tiện đến… cá gỗ”.

GS Đặng Thai Mai cho rằng: Người Nghệ “tuy không bộc lộ một cách ồn ào, hời hợt, nhưng lại có phần suy nghĩ, điềm tĩnh, sâu sắc và bền bỉ, cảm động đến thiết tha”. GS Vũ Ngọc Khánh trong bài viết Tính cách người Nghệ và trên nhiều diễn đàn đã chỉ ra: Trong mỗi người Nghệ có ba con người (một kẻ bình dân khố chạc - tiếng địa phương là khố dây, chỉ hạng người cùng cực; một con người chữ nghĩa văn chương; một chiến sĩ tiền phong cách mạng).

Chân mộc, rõ ràng và sinh động nhất vẫn là những câu thơ của nhà thơ Huy Cận trong bài: Gửi bạn người Nghệ Tĩnh: Ăn, Xứ Nghệ ăn đặm/ Đã nói, nói hết lòng/ Đất này bền nghĩa bạn/ Đất này tình thủy chung … Tình Xứ Nghệ không mau/ Nhưng bén rồi sâu lắng.

Cái tính chất “bền nghĩa bạn”, “tình thủy chung” ấy đã vượt qua bao nhiêu lớp sóng thời gian để như dòng Lam ngày càng được bồi đắp thêm phù sa, lung linh soi bóng núi Hồng.

xu nghe nay da say me bao nguoi

Hồn quê ví, giặm

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, địa giới hành chính và tên gọi Nghệ An, Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi, song Xứ Nghệ luôn là một vùng văn hóa không dễ gì tách chia. Dòng chảy văn hóa Xứ Nghệ qua hàng ngàn năm vẫn ăm ắp, chan chứa, lắng đọng trong thẳm sâu đời sống con người: Nghe câu vè ví, giặm/ Càng lắng lại càng sâu/ Như sông La chảy chậm/ Đọng bao thuở vui sầu (Huy Cận). Nói về hình thức diễn xướng dân gian, tất cả các xứ trong cả nước đều gắn với không gian của người lao động.

Tuy nhiên, đặc điểm địa văn hóa Xứ Nghệ và “chất Nghệ” đậm đặc đã khiến người Nghệ từ những hành động phi thường đến cách ứng xử, lời ăn tiếng nói và lối diễn xướng đều không giống nơi nào. Người Nghệ, đất Nghệ, tiếng Nghệ trong đời sống văn hóa của dân tộc có một bản sắc riêng từ ngàn năm nay không thể trộn lẫn. Con người Nghệ chân thật đến quê mùa, can trường đến gan góc, tiết kiệm đến mức “cá gỗ”, thủy chung hết mực và có phần “gàn”, đặc biệt là tâm hồn khoáng đạt và chất chứa tình yêu thiết tha, sâu đậm với thiên nhiên, con người. Tiếng Nghệ nặng mà ấm, nhiều thổ ngữ, “nghe buồn cười đáo để” (Phạm Tiến Duật) nhưng nghe quen rồi thì thấy yêu, thấy mến.

Lẽ thường, sống như thế nào thì khi hát lên cũng như vậy. Những làn điệu dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là tấm gương phản chiếu đời sống tâm hồn, tình cảm của người Xứ Nghệ và nó chỉ hay khi chính người Nghệ hát lên trong không gian của họ. Đã được đi nhiều nơi, tôi khẳng định: Không ở đâu trên đất nước có kiểu hát như ở Nghệ Tĩnh. Nghe hát ví, giặm giao duyên, người ta biết ngay đó là lối hát, câu hát của người Nghệ. Từ sau khi được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, ví giặm đã được các thế hệ người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục lưu truyền, sáng tác, biểu diễn, làm giàu có thêm bản sắc Xứ Nghệ trong thời kỳ hiện đại.

xu nghe nay da say me bao nguoi

“Cá gỗ” thời nay

Bước vào thời kỳ hiện đại, người Nghệ tuy vẫn giữ những nét đặc trưng của vùng quê mình sinh ra và lớn lên như giàu nghĩa khí, hiếu học, trọng tình, trọng danh, chất phác, cần cù… nhưng đã tự hoàn thiện bản thân với rất nhiều điểm mới như nhanh nhạy, linh hoạt trong học hành, trong giao lưu hội nhập làm ăn, quyết tâm “mang chuông đi đánh đất người thật kêu”. Một hình ảnh cư dân “cá gỗ” tằn tiện, khổ sở đang mờ dần đi trong tâm thức của người dân tứ xứ.

Từ chỗ một cộng đồng khép kín bởi tính chất vùng miền, cư dân Nghệ Tĩnh ngày nay đã có tư duy “mở”, đi khắp thế giới học hành, làm ăn và thành danh. Những Nguyễn Huy Trường Nam (sống ở Liên bang Nga, thí sinh Việt giành học bổng toàn phần cao nhất Đại học Harvard - Mỹ), Phan Mạnh Tân (Melbour, Úc), Lê Nam Trường (Cộng hòa Liên bang Đức)… đã mở thêm trang mới trên con đường khoa cử của người Nghệ.

Con em Nghệ Tĩnh những năm gần đây tiếp tục nhận nhiều Huy chương vàng, Huy chương bạc Toán, Vật lý quốc tế, góp phần làm rạng danh đất học của ông đồ Nghệ xưa. Những doanh nhân xứ Nghệ như Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Sữa TH True Milk Thái Thị Hương… đang vẽ nên một hình ảnh mới về người Nghệ.

Không chỉ thấm đẫm “gừng cay muối mặn”, người Nghệ ở quê hương còn biết sáng tạo, khắc phục khó khăn do thiên tai gây ra, quyết chí làm giàu và thành công trên các lĩnh vực, từ nông - ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần xây dựng Nghệ An và Hà Tĩnh thành vùng đất năng động và phát triển.

Chủ đề MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!