Cứ đến mùa mưa lũ, 19 hộ dân ở thôn 1, xã Xuân Lam (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) sinh sống dưới chân rú Chùa - thuộc dãy núi Hồng Lĩnh lại thấp thỏm vì nỗi lo sạt lở đất.
“Ta xây những nhà máy, ta xây những công trình/ trời xanh vươn ống khói, xuân sang khắp nơi nơi...” là những giai điệu rộn rã đang ngân lên trong lòng người dân thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) khi dáng vóc của đô thị hạt nhân phía Bắc tỉnh đang dần rõ nét.
Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Tiên Sơn ở tổ dân phố Tiên Sơn, phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) nằm dưới chân núi Hồng - một trong những nơi hội tụ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của vùng “địa linh nhân kiệt”.
Từ thuở nhỏ, tôi đã được nghe nhiều câu dân ca man mác, da diết và sâu lắng về quê hương Hà Tĩnh, về tình yêu đôi lứa. Và những câu hát được cất lên từ dòng Lam quê tôi luôn gợi nhắc về truyền thống văn hóa của cha ông, luôn gợi mở những cảm xúc về tình yêu quê hương...
Sông Lam - con sông đổ về từ cao nguyên Xiengkhoang (Lào), qua các địa danh của Nghệ An, trước khi ra biển chảy qua Hà Tĩnh rồi hòa vào dòng La, xuôi ra Cửa Hội. Sông Lam qua Hà Tĩnh tuy không dài nhưng đã trở thành biểu tượng văn hóa độc đáo của miền quê sâu đậm nghĩa tình...
“Đất có công hầu dòng nước tốt/ Trời sinh hào kiệt ánh sao ngời/ Làng quê nổi tiếng ghi sao hết/ Rờ rỡ danh nhân sử chép rồi”. Quê tôi TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) là một trong những số ấy...
Di tích danh thắng Chùa Hang tọa lạc trên dãy núi Hồng Lĩnh (TX Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh) thu hút đông đảo du khách thập phương về vãn cảnh và tịnh tâm nơi cửa phật…
Được coi là biểu tượng "hồn thiêng sông núi”, nhưng núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vẫn đang ngày ngày bị đào bới nham nhở. Nhiều doanh nghiệp khai thác không thực hiện hoàn thổ theo quy định đã ảnh hưởng lớn đến cảnh quan danh thắng kỳ vĩ này.
Cuộc đời Nguyễn Công Trứ quy tụ ở triết lý tự do “quân tử bất khí” với sức sống ngang tàng, mãnh liệt và những khía cạnh phóng khoáng đa chiều. Cho nên mới có được một Uy Viễn Tướng công, một “công trung thế quốc”; một ông quan, một tướng lĩnh “trung quân” mẫn cán với triều đình nhà Nguyễn “đánh Nam dẹp Bắc” đến vậy mà dám “phá tung cũi lồng” để dám can ngăn vua, tự do nói lên ý nguyện của mình mà không sợ chết.
Núi Hồng - sông La là miền non thiêng thủy tú của Hoan Châu xưa và Hà Tĩnh ngày nay. Thuở trước, khi con đường thiên lý Bắc Nam chạy sát dưới chân Hồng Lĩnh, khách bộ hành và cư dân ngẩng nhìn mái Tây Hồng Sơn, thấy uy nghi đá dựng. Có hòn đá to lớn hình con voi phục, đầu ngoảnh về phương Nam nên gọi là Thiên Tượng (voi trời). Trên đỉnh Thiên Tượng có ngôi chùa cổ gọi cùng tên núi: Chùa Thiên Tượng.
Đám cháy lớn xảy ra vào khoảng 15h30 phút ngày 1/7, tại sườn núi Hàm Rồng thuộc dãy núi Hồng Lĩnh, nằm trên địa phận thôn Song Long, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Trong xứ sở núi Hồng - sông Lam ‘địa linh nhân kiệt”, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là một miền quê có nhiều tiềm năng, lợi thế riêng mà không phải vùng đất nào cũng có được.
Địa văn hóa của vùng đất Nghệ Tĩnh (bao gồm cả Nghệ An, Hà Tĩnh) là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, phê bình văn học say mê tìm hiểu, khám phá. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ mới điểm xuyết lại những nhận định của một số tác giả và mạo muội đưa ra vài nhận xét nhỏ về đất Nghệ, người Nghệ.
Ông Lê Văn Vị (40 tuổi, ngụ taị xóm Cứu Quốc, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) vừa cho biết, trong quá trình đào đất làm mương thoát nước trong vườn nhà tình cờ phát hiện nhiều hiện vật cổ…