Bạn có biết về tác hại không mong muốn của đèn LED?

Hiện nay, đèn LED phổ biến đến mức chúng ta có thể thấy đèn LED ở khắp mọi nơi, tuy nhiên, điều này lại gây ra những tổn hại không lường...

Ô nhiễm ánh sáng đã gia tăng trên toàn thế giới do sự phổ biến của đèn LED tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, vấn đề không phải là do những chiếc đèn này. Vấn đề ở đây là thế giới đang dần trở nên sáng hơn do đèn LED đang chiếu đến những nơi mà chúng ta trước kia cần chiều đèn. Và điều này gây ra những tổn hại đối với môi trường.

Các phát hiện được công bố trên tạp chí Science Advances cho biết diện tích các bề mặt ngoài trời được chiếu sáng bằng ánh đèn nhân tạo đang tăng trưởng với tốc độ 2,2% mỗi năm từ năm 2012 cho đến năm 2016.

ban co biet ve tac hai khong mong muon cua den led

Ngày càng có nhiều nơi được thắp sáng vào ban đêm

"Sự phát triển mặt sáng chủ yếu diễn ra ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á". Thông tin trích ra từ bài báo cáo phân tích ánh sáng ban đêm sử dụng thiết bị đo phóng xạ. Nhà vật lí và tác giả chính của bài báo cáo, ông Chris Kyba cho hay: "Chúng ta đang thắp sáng cả những nơi mà trước kia chúng ta không chiếu sáng đến." Các nhà nghiên cứu ghi nhận sự sụt giảm hiếm hoi ở những nơi bị chiến tranh tàn phá như Syria và Yemen; trong khi Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha và Mỹ, những tụ điểm sáng nhất thế giới, vẫn liên tục được thắp sáng một cách ổn định.

Khi có quá nhiều ánh sáng sẽ có nguy cơ dẫn tới một số vấn đề mới. Bài báo cáo chỉ ra rằng phát xạ ánh sáng nhân tạo vào môi trường sẽ "tiếp tục gia tăng, làm xói mòn những phần đất có chu kì chiếu sáng đêm-ngày bình thường. Điều này rất đáng lo ngại do ánh sáng nhân tạo chính là một tác nhân ô nhiễm môi trường."

Bài báo cáo còn trích dẫn một nghiên cứu ngoài mà chỉ ra tác hại của ô nhiễm ánh sáng đến các loại động vật, thực vật và vi sinh vật sống vào ban đêm. Người ta còn lo ngại rằng ánh sáng nhân tạo còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Ánh sáng tác động đến đồng hồ sinh học của con người và làm ảnh hưởng đến chu kì ngủ. Khi con người thiếu ngủ sẽ dẫn đến nhiều các vấn đề sức khoẻ khác như tiểu đường, huyết áp cao, và trầm cảm.

"Nhiều người đang sử dụng ánh sáng vào ban đêm mà không nghĩ về những hậu quả," ông Franz Holker, đồng tác giả của bài báo cáo, thổ lộ. Holker thừa nhận rằng từ khi phát hiện ra vấn đề này, ông đã hoàn toàn thay đổi cách ông sử dụng ánh sáng vào ban đêm.

Theo Trí Thức trẻ

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.