Nhật Bản phát hiện mỏ đất hiếm đủ dùng cho gần 1.000 năm

Trong lớp bùn dưới đáy biển ngoài khơi Ogasawara chứa hàm lượng lớn đất hiếm và yttrium, những nguyên tố có ứng dụng quan trọng trong công nghiệp.

Theo SCMP, cách mạng công nghiệp Nhật Bản trong vài trăm năm tới có được một nguồn lực quan trọng khi sự tồn tại của hàng triệu tấn khoáng vật hiếm ngoài vùng biển nước này được xác nhận.

Khám phá được công bố trên tạp chí Scientific Reports ngày 10/4 bởi các nhà khoa học Trường Đại học Tokyo và Cơ quan Khoa học Công nghệ Đất-Biển Nhật (JAMSTEC).

Theo đó, lớp bùn dưới đáy biển ngoài khơi quần đảo Ogasawara, cách Đông Nam Tokyo khoảng 2.000 km, chứa hàm lượng cao lên đến gần 8.000 mg/kg các nguyên tố đất hiếm và yttrium (REY).

nhat ban phat hien mo dat hiem du dung cho gan 1 000 nam

Nhật Bản phát hiện mỏ khoáng sản khổng lồ dưới đáy biển. (Ảnh: The Star)

Các nhà khoa học xác định 400 km2 đáy biển có 16 triệu tấn oxit đất hiếm, bao gồm lượng yttrium đủ cho 780 năm, europium đủ cho 620 năm, terbium đủ cho 420 năm và dysprosium đủ cho 730 năm nhu cầu nội địa.

Các nguyên tố này đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển phốt-pho và gốm sứ, cũng như lĩnh vực quốc phòng và hạt nhân.

Tuy nhiên, họ vẫn cần vượt qua một số rào cản trước khi đưa những khoáng sản này vào sử dụng – chưa kể đến thách thức khi phải khai thác đáy biển ở độ sâu gần 6.000 m tại một khu vực rất xa của vùng đặc quyền kinh tế Nhật (EEZ). Dù vậy chính phủ Nhật cam kết sẽ phát triển tài nguyên này.

Stephen Nagy, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Tokyo cho biết Nhật Bản luôn đầu tư mạnh mẽ vào quá trình tìm kiếm khoáng sản dưới vùng biển EEZ, không muốn phụ thuộc vào bất cứ quốc gia hoặc nguồn cung cấp nào.

Theo VTC News

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.