Sự sống ngoài hành tinh có thể được phát hiện trong 20 năm tới

Một nhà thiên văn học Mỹ cho rằng sự sống ngoài Trái Đất sẽ được phát hiện ở những khu vực chưa được khám phá trong vũ trụ.

Nhà thiên văn học Seth Shostak thuộc tổ chức Tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh (SETI) cho rằng con người sắp tìm ra trí thông minh ngoài hành tinh, Futurism hôm 1/10 đưa tin.

su song ngoai hanh tinh co the duoc phat hien trong 20 nam toi

Con người có thể sẽ sớm tìm ra người ngoài hành tinh (Ảnh: The Sun)

SETI tìm kiếm và nghiên cứu những hiện tượng bí ẩn trong vũ trụ suốt nhiều thập kỷ qua với hy vọng giúp con người xác nhận sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh. "Tôi cược rằng chúng ta sẽ tìm ra trí thông minh ngoài Trái Đất trong 20 năm tới", Shostak nói trong một cuộc phỏng vấn.

Dù chưa tìm ra bằng chứng khẳng định sự sống ngoài hành tinh có tồn tại, những khám phá của con người về vũ trụ trong 20 năm qua không phải là nhỏ. Thực tế, các phát hiện này có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của SETI. So với vài thập kỷ trước, con người biết thêm rằng vẫn còn nhiều nơi chưa được khám phá ngoài vũ trụ.

Shostak cho rằng chúng ta có thể tìm ra sự sống ngoài hành tinh ở những khu vực như vậy. "Có thể chúng ta sẽ tìm thấy sự sống dạng vi khuẩn. Chuyện đó sẽ xảy ra sớm thôi, tôi nghĩ thế", ông nói. Tuy nhiên, việc liên lạc với người ngoài hành tinh lại là chuyện khác.

"Tôi không rõ lắm về việc liên lạc với người ngoài hành tinh. Nếu họ ở cách chúng ta 500 năm ánh sáng, bạn sẽ nghe thấy một tín hiệu truyền đi từ 500 năm trước. Và nếu gửi lại thông điệp "Xin chào, chúng tôi là người Trái Đất. Các bạn sao rồi?", thì 1.000 năm sau bạn mới nhận được tín hiệu trả lời", Shostak nói thêm.

Tuy nhiên ông cho rằng nếu nhận được tín hiệu trả lời, ít nhất chúng ta sẽ biết có người ngoài hành tinh trong vũ trụ.

Theo VOV

Đọc thêm

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.