10 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường mà nhiều người bỏ qua

Người trẻ luôn cảm thấy rằng họ có sức khỏe tốt nên hay không chú ý đến biểu hiện bất thường phát ra từ cơ thể mình.

10 dau hieu nhan biet som benh tieu duong ma nhieu nguoi bo qua

Đặc biệt, nhiều bạn trẻ rất thiếu kiến thức về bệnh tiểu đường và dấu hiệu biểu hiện của loại bệnh này. Dưới đây là 10 biểu hiện quan trọng ở người mắc tiểu đường mà các bạn trẻ nên “bỏ túi” để phát hiện kịp thời và bảo vệ sức khỏe của mình.

1. Mệt mỏi bất thường

Nếu cơ thể thiếu insulin hoặc sản xuất ra loại chất này không đủ thì cơ thể sẽ phát ra sự mệt mỏi giống như không còn chút sức lực nào.

10 dau hieu nhan biet som benh tieu duong ma nhieu nguoi bo qua

2. Thường xuyên có cảm giác thèm ăn và đói bụng

Cảm giác ham muốn với đồ ăn sẽ tăng lên bất thường. Quá trình điều hòa glucose và acid béo hoạt động không ổn định. Như vậy dẫn tới tuyến tụy sản xuất nhiều hơn để bù đắp lượng thiếu hụt. Điều này khiến lượng insulin tăng cao trong cơ thể. Do đó bộ não của bạn hiểu rằng bạn luôn cần phải ăn.

10 dau hieu nhan biet som benh tieu duong ma nhieu nguoi bo qua

3. Vết thương khó lành

Lượng đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu, gây tổn hại thần kinh, và khiến cơ thể khó khăn hơn trong việc tự chữa lành vết thương.

10 dau hieu nhan biet som benh tieu duong ma nhieu nguoi bo qua

4. Thị lực đột nhiên bị suy giảm

Biểu hiện này là dễ thấy nhất ở người bị tiểu đường. Vì lượng đường trong máu cao sẽ khiến độ khúc xạ của ống kính con ngươi thay đổi. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của người mắc tiểu đường tuýp II. Do đó bạn trẻ đừng bỏ qua biểu hiện này và cần đến gặp bác sĩ sớm để điều trị kịp thời.

10 dau hieu nhan biet som benh tieu duong ma nhieu nguoi bo qua

5. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Bạn trẻ béo mập giảm cân là một sự tình rất đáng chúc mừng, nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã đột ngột giảm đến 4-5kg thì cần phải chú ý. Biểu hiện này cũng là một dấu hiệu của người bị tiểu đường. Bởi vì lượng đường trong máu cao, các tế bào khác trong cơ thể thiếu hụt glucose khiến cơ bắp bị phá vỡ để bổ sung năng lượng thay thế. Giảm cân nhanh còn khiến thận làm việc quá sức, thậm chí dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.

10 dau hieu nhan biet som benh tieu duong ma nhieu nguoi bo qua

6. Cẩn thận với nhiều nấm/ nhiễm trùng

Một số người nghĩ rằng chỉ có con gái mới bị nhiễm trùng Candida, nhưng thực tế là sau khi bị bệnh tiểu đường, cả nam giới và phụ nữ có nguy cơ nhiễm như nhau. Candida dựa vào glucose để tồn tại, nếu nhiều glucose, nó sẽ xuất hiện nhiễm trùng trên vùng da ấm và ẩm ướt. Trong những trường hợp bình thường, nhiễm trùng Candida phổ biến ở cơ quan sinh dục. Trên thực tế, nó cũng sẽ xuất hiện ở ngực, hoặc ngón tay, kẽ ngón chân.

10 dau hieu nhan biet som benh tieu duong ma nhieu nguoi bo qua

7. Thường xuyên đi tiểu

Nếu nhìn lại bốn tháng trước, bạn thấy bản thân thỉnh thoảng mới phải đi tiểu đêm, nhưng giờ phải đi tiểu ít nhất 3 lần mỗi đêm. Bạn cần chú đến biểu hiện này của cơ thể nhé. Tiểu đường có thể gây ra lượng đường trong máu cao và lẽ tất nhiên cơ thể muốn hạ đường huyết thì chỉ còn cách đi tiểu nhiều lần. Điều này khiến bạn đi tiểu nhiều hơn so với bình thường.

10 dau hieu nhan biet som benh tieu duong ma nhieu nguoi bo qua

8. Ngứa da

Ngứa ngáy, khó chịu, không thể kiểm soát được việc cào xước trên da cũng là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Các đốm đỏ như máu ở cổ và nách cũng là một biểu hiện rất dễ bắt gặp.

10 dau hieu nhan biet som benh tieu duong ma nhieu nguoi bo qua

9. Khát nước liên tục

Trong sự tiếp nối không ngừng của triệu chứng đái dắt là mong muốn tiêu thụ nước để làm dịu cơn khát của bản thân. Nó sẽ trở thành vòng luẩn quẩn giữa việc uống nhiều nước và đi tiểu nhiều. Đây là một dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ.

10 dau hieu nhan biet som benh tieu duong ma nhieu nguoi bo qua

10. Tê chân

Cảm giác tê ở các chi của cơ thể cũng là một tín hiệu cảnh báo cho người bị tiểu đường. Ban đầu là tê ở chân, sau đó lan sang tay. Điều này là do tổn thương thần kinh gây ra bởi bệnh tiểu đường. Cần lưu ý rằng các triệu chứng này xảy ra ở người bệnh tiểu đường tương đối cao.

10 dau hieu nhan biet som benh tieu duong ma nhieu nguoi bo qua

Bệnh tiểu đường càng để lâu càng rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Nhưng nếu được phát hiện sớm thì có khả năng chữa khỏi. Do đó, khi thấy có dấu hiệu bất thường như trên thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị ngay.

Theo PhunuNews

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.