10 nhà văn nổi tiếng 'vô duyên' với giải Nobel

Ngày hôm nay (9/10), Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ công bố giải Nobel Văn chương 2014. Giải thưởng luôn được coi là khó đoán nhất và thu hút sự quan tâm lớn của công chúng, giới chuyên môn cũng như các nhà cái.

Gần như năm nào giải Nobel Văn chương cũng đều gây bất ngờ hoặc tranh cãi sau khi Viện Hàn lâm công bố tên người chiến thắng. Một số nhà văn nổi tiếng thế giới có nhiều năm được các nhà cái đặt cược với tỷ lệ cao, song lại chưa từng được vinh danh, với Hakuri Murakami là gương mặt điển hình. Dưới đây là 10 nhà văn lớn cũng chưa từng được trao giải Nobel, dù họ rất xứng đáng.

1. Leo Tolstoy (1828-1910): Nhiều người cho rằng thật bê bối khi nhà văn Nga Leo Tolstoy bị phớt lờ tại lễ trao giải Nobel Văn chương đầu tiên hồi năm 1901. Sau đó, 42 nhà văn và nghệ sĩ Thụy Điển (trong đó có nhà soạn kịch August Strindberg) đã viết thư cho ông, bày tỏ sự bất bình của họ về sự đánh giá sai lầm của Viện Hàn lâm Thụy Điển.

Tolstoy đã đáp lại việc bị gạt ra bên lề giải Nobel bằng tuyên bố: “Tôi vô cùng hạnh phúc khi biết mình không được trao giải Nobel. Giải này có thể sẽ khiến tôi gặp rắc rối lớn vì không biết sẽ sử dụng số tiền thưởng như thế nào. Tôi chắc chắn số tiền thưởng đó chỉ có thể mang lại tai họa”.

Leo Tolstoy, cây đại thụ của nền văn học Nga, đã bị “phớt lờ” tại lễ trao giải Nobel Văn chương đầu tiên, diễn ra hồi năm 1901
Leo Tolstoy, cây đại thụ của nền văn học Nga, đã bị “phớt lờ” tại lễ trao giải Nobel Văn chương đầu tiên, diễn ra hồi năm 1901

2. Marcel Proust (1871-1922): Nobel Văn chương luôn là giải thưởng khó đoán, bởi quá trình lựa chọn luôn được giữ kín và đặc biệt là người ta không rõ các thành viên Viện Hàn lâm lựa chọn sách đoạt giải theo tiêu chí, logic nào.

Có lẽ cuốn tiểu thuyết À la recherche du temps perdu (Đi tìm thời gian đã mất) của nhà văn Pháp Marcel Proust mang tính thử nghiệm quá cao so với thị hiếu của các thành viên Viện Hàn lâm nên sinh thời ông đã không có cơ hội được nhận giải Nobel Văn chương.

3. James Joyce (1882-1941): Nhà văn, nhà thơ Ireland James Joyce là một tháp ngà của nền văn học thế kỷ 20. Ông nổi tiếng nhất với tiểu thuyết Ulysses (1922). Năm 1999, tạp chí Times đã xếp ông vào danh sách 100 Nhân vật có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 và tuyên bố: “Joyce đã cách mạng hóa nền văn học thế kỷ 20”. Thế nhưng, ông chưa một lần được đề cử giải Nobel Văn chương.

4. Virginia Woolf (1882-1941): Trong lịch sử 112 năm của giải Nobel Văn chương, chỉ có 13 cây bút nữ đã đoạt giải thưởng này. Tuy nhiên, nữ văn sĩ Anh Virginia Woolf, một trong những nhà văn hiện đại lừng danh nhất thế kỷ 20, lại không nằm trong số đó.

5. Jorge Luis Borges (1899-1986): Nhà văn Argentina Borges được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin. Ông là người có kiến văn uyên bác, trải dài từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, người ta cho rằng ông không được trao giải Nobel là bởi đã bày tỏ sự ủng hộ đối với nhiều nhà độc tài khác nhau, trong số đó có Pinochet ở Chile, Franco ở Tây Ban Nha và Videla ở Argentina quê hương ông.

Borges từng nói rằng: “Tôi là một nhà văn Mỹ Latin chưa được trao giải Nobel, song những người ở Stockholm lại nghĩ họ đã trao cho tôi giải thưởng này rồi!”

6. Vladimir Nabokov (1899-1977): Nhà văn Nga Nabokov được đề cử giải Nobel Văn chương hồi năm 1974, song lại “bại trận” trước 2 người Thụy Điển là Eyvind Johnson và Harry Martinson.

Thời điểm được trao giải Nobel Văn chương vào năm 1974, cả 2 người này đều là thành viên của Ủy ban Nobel. Trong lịch sử giải Nobel Văn chương, Viện Hàn lâm đã 7 lần tôn vinh người Thụy Điển, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác.

7. WH Auden (1907-1973): Nhà thơ Mỹ gốc Anh Auden được đề cử giải Nobel Văn chương với bản dịch tác phẩm Vagmarken của Dag Hammarskjold, song điều trớ trêu là lời giới thiệu ông viết trong bản dịch đã khiến ông mất giải Nobel Văn chương năm 1964.

Được biết năm đó Viện Hàn lâm đã báo trước rằng ông nên viết lại phần lời giới thiệu, do nó mô tả Tổng thư ký Liên hiệp quốc là “người mang chân lý của thần thánh”. Tuy nhiên, Auden không chấp nhận chỉnh sửa lời giới thiệu.

Sau này Auden từng thừa nhận rằng ông có tiếc nuối khi “trượt” giải Nobel, không phải vì danh vọng, mà bởi nếu đoạt giải, ông sẽ dùng số tiền thưởng mua một cây đàn mới tặng nhà thờ ở quê ông.

8. Primo Levi (1919-1987): Ủy ban Nobel có khuynh hướng trao thưởng cho các nhà văn ở những năm cuối đời của họ. Nhà văn trẻ tuổi nhất đoạt giải Nobel Văn chương là Rudyard Kipling, được trao giải năm 42 tuổi. Nhà văn Italy Primo Levi chỉ được đề cử giải Nobel một thời gian ngắn trước khi ông qua đời ở tuổi 67.

9. Chinua Achebe (1930-2013): Viện Hàn lâm Thụy Điển thường bị chỉ trích là “mang tinh thần hướng về châu Âu” và đây có lẽ là lý do vì sao nhà văn Nigeria vĩ đại Chinua Achebe lại không được trao giải Nobel.

Đến nay, mới chỉ có 4 nhà văn châu Phi đã đoạt giải Nobel Văn chương, gồm Wole Soyinka, Naguib Mahfouz, Nadine Gordimer và J.M. Coetzee.

10. John Updike (1932-2009): Phải chăng các thành viên của Viện Hàn lâm là những người mang tư tưởng bài Mỹ? Bởi thực tế là họ đã lờ đi nhiều khổng lồ văn học Mỹ như Mark Twain, Henry James và John Updike.

Có thể thấy dấu vết về sự tồn tại của những luồng tư tưởng chống Mỹ trong nhiều tuyên bố do Viện Hàn lâm đưa ra. Đơn cử như năm 2008, Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm là Horace Engdahl tuyên bố: “Văn học Mỹ quá tách biệt, hạn hẹp và thực sự không tham gia được vào những cuộc đối thoại lớn của văn học thế giới”.

Theo Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.