10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới

Bạn có bao giờ tự hỏi tác giả cuốn sách yêu thích của mình làm thế nào để viết ra nó không? Mỗi nhà văn đều có phong cách viết lách của riêng mình và nhiều tác giả vĩ đại dùng những cách rất bất ngờ để sáng tác văn chương.

Trang TrustEssays.com đã chọn ra 10 tác giả văn học hiện đại có những thói quen viết lách lạ lùng nhất, được liệt kê trong danh sách dưới đây.

1. Truman Capote: Hút thuốc và uống gì đó

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 1


Capote luôn sáng tác ở tư thể nằm ngửa, một tay cầm ly rượu sherry, tay kia là cây bút chì. Ông mô tả bản thân là “một tác giả hoàn toàn theo phương ngang”. Ông không thể suy nghĩ nếu không nằm xuống giường hay ghế dài, với điếu thuốc trong tay và một ly cà phê trong tầm với.

2. John Cheever: “Chekhov của vùng ngoại ô”

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 2


Xuất bản một tuyển tập truyện ngắn ở tuổi ngoài 60, với Cheever, một nhà văn người Mỹ là một dịp trọng đại, không kể đến việc ông đã viết ra nhiều câu chuyện trong cuốn sách của mình khi chỉ mặc mỗi quần đùi và áo may ô(!) Dù sao thì, đâu cần phải mặc đồ trang trọng rồi làm nhăn hay nhàu chúng khi bạn có thể làm việc trong trang phục thoải mái hơn?

3. Francine Prose: Viết khi đang nhìn vào tường

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 3


Tác giả của cuốn Blue Angel (Thiên thần xanh) kiêm chủ tịch của Trung tâm văn học PEN tiết lộ rằng khi viết lách, bà luôn mặc một chiếc quần ngủ bằng vài flanen kẻ caro đen và đỏ, cùng một chiếc áo thun mượn của chồng.

4. Ernest Hemingway: Không thích cái nóng

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 4


Hemingway từng tiết lộ rằng mỗi ngày ông chỉ viết khoảng 500 từ, chủ yếu là vào buổi sáng để tránh cái nóng. Mặc dù là một nhà văn tên tuổi, nhưng ông biết khi nào cần phải dừng lại.

Trong một bức thư gửi tới F. Scott Fitzgerald năm 1934, ông viết: “Tôi đã viết một trang tuyệt tác thành 91 trang phế phẩm. Tôi đang cố nhét chúng vào sọt rác.”

5. William Faulkner: Được Sherwood Anderson truyền cảm hứng uống rượu

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 5


Faulkner uống rất nhiều rượu whiskey khi viết văn. Mọi chuyện bắt đầu khi ông gặp được Sherwood Anderson – một nhà văn Mỹ tiền bối nổi tiếng. Họ thường đến một quán rượu và ngồi uống tới tận 1-2 giờ sáng. Khi đó ông đã nghĩ: “Nếu phải mất cả đời để trở thành một nhà văn, thì đó chính là cuộc đời với tôi.”

6. T.S.Eliot: Người ngoài hành tinh màu xanh lá

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 6


Lyndall Gordon đã viết trong cuốn sách "T.S.Eliot: A Modern Life" rằng, những năm đầu thập niên 20, nhà văn này đã trả lời thư của “Thuyền trưởng Eliot” từ nơi ẩn náu của mình phía trên nhà xuất bản Chatto&Windus ở phố St.Martin’s.

Tuy nhiên, thực tế là ở một nơi ẩn náu khác trên đường Charing Cross, những vị khách đều hỏi thăm một người đàn ông chỉ được biết tới với cái tên “Thuyền trưởng” - chính là Eliot đang ở trên lầu, gương mặt “được bôi xanh lá bằng bột màu để trông giống một xác chết.”

7. Flannery O’Connor: Chỉ viết 2 tiếng mỗi ngày

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 7


Bà chỉ viết lách trong 2 tiếng mỗi ngày, bởi bà chỉ có đủ sức đến thế, nhưng trong 2 tiếng đó bà không cho phép bất cứ thứ gì làm gián đoạn, và luôn viết vào cùng một thời điểm và ở cùng một chỗ.

Do mắc bệnh lupus, mọi hoạt động đều là vất vả với bà, do đó bà luôn ngồi đối diện với bề mặt trống trải của chiếc tủ bằng gỗ để tránh mọi sự phân tâm.

8. Vladimir Nabokov: Thẻ chỉ mục

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 8


Hầu hết những cuốn tiểu thuyết của Nabokov đều được ông sáng tác trên những tấm thẻ 3x5 inch gắn với nhau bằng kẹp giấy và lưu trong những chiếc hộp. Thời gian làm việc của ông cũng khá linh hoạt, nhưng ông chú trọng nhất là công cụ sáng tác: những tấm thẻ nhỏ và bút chì được gọt sắc, không quá cứng và có gắn tẩy ở đuôi.

9. Eudora Welty: Những cái ghim

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 9


Welty từng dùng hồ để dán các trang bản thảo lại với nhau thành một dải dài. Khi câu chuyện trở nên quá dài so với chiều dài căn phòng, bà lại ghim chúng lên giường hay bàn để đọc được từ bất cứ hướng nào.

10. Thomas Wolfe: Viết 10 trang mỗi ngày


Ông dùng máy đánh chữ, viết 10 trang mỗi ngày, khoảng cách dòng gấp ba bình thường, tương đương 1.800 từ. Nếu hoàn thành xong số lượng này trong 3 tiếng, nghĩa là ông đã làm xong công việc của một ngày. Ông thường hay dựa người vào tủ lạnh để viết, vì ông rất cao.

Theo TTXVN

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.