4 phi hành gia mắc kẹt trên ISS đã trở về Trái Đất an toàn

Sau khi tách khỏi ISS vào giữa tuần, khoang hạ cánh của tàu của SpaceX chở phi hành đoàn 4 người đã đáp xuống Vịnh Mexico ngay ngoài khơi bờ biển Florida, Mỹ ngày 25/10.

Phi hành đoàn Crew-8 được đưa lên trạm vũ trụ ISS bằng tàu vũ trụ Endeavour tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ ngày 4/3/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phi hành đoàn Crew-8 được đưa lên trạm vũ trụ ISS bằng tàu vũ trụ Endeavour tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ ngày 4/3/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 25/10, 4 phi hành gia trong sứ mệnh Crew-8 bị mắc kẹt trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã trở về Trái Đất.

Sau khi tách khỏi ISS vào giữa tuần, khoang hạ cánh của tàu của SpaceX chở phi hành đoàn đã đáp xuống Vịnh Mexico ngay ngoài khơi bờ biển Florida, Mỹ.

Vào tháng Ba, tàu vũ trụ Endeavour của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã rời bãi phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, thuộc bang Florida, chở 4 phi hành gia lên ISS theo chương trình Crew Dragon.

Các phi hành gia trong sứ mệnh Crew-8 này là 3 nhà du hành người Mỹ Matthew Dominick (chỉ huy tàu), Jeanette Epps và Michael Barratt - chuyên gia về y học hàng không vũ trụ, cùng nhà du hành người Nga Alexander Grebenkin.

Theo kế hoạch ban đầu, các phi hành gia ở lại ISS trong 6 tháng, song trục trặc với tàu Starliner của Boeing và bão Milton khiến thời gian thực hiện nhiệm vụ kéo dài thêm 2 tháng./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.
Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.