4 tàu ngầm Nga đứng TOP “nguy hiểm nhất thế giới”

Danh sách những tàu ngầm đáng sợ nhất thế giới do chuyên gia hải quân H.I. Sutton biên soạn có tất cả 53 chiếc, trong đó bao gồm cả những mẫu xuất hiện từ Thế chiến thứ hai cho đến thời điểm hiện nay.

Đánh giá dựa trên sức mạnh của vũ khí trang bị và tải trọng chiến đấu tối đa của tàu ngầm. Điểm số cuối cùng là tổng số lượng ống phóng, số lượng ngư lôi trong khoang, cũng như tên lửa được bắn từ bệ phóng thẳng đứng.

Xếp hạng giả định rằng tất cả các “vị trí” có thể được sử dụng. Trong nhiều trường hợp, tác giả nhấn mạnh điều này là phi thực tế. Các tàu ngầm trang bị vũ khí cỡ nhỏ không được đưa vào danh sách, cũng như những tàu mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

4 tàu ngầm Nga đứng TOP “nguy hiểm nhất thế giới”

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc Dự án 941 Akula (Typhoon) của Hải quân Nga

Kết quả là tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ đã đứng ở vị trí đầu tiên với tổng số điểm là 174 và dẫn đầu so với các đối thủ. Trong cấu hình “phi hạt nhân”, chúng có thể mang 154 tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk cùng một lúc (phần còn lại rơi vào ngư lôi), do đó dẫn tới kết quả nói trên.

Vị trí thứ hai và thứ ba do các tàu ngầm Nga thuộc dự án Yasen và Antey chiếm lần lượt với điểm số 72 (10 + 30 + 32) và 52 (6 + 22 + 24) điểm. Tuy nhiên trong trường hợp trên tác giả đã đếm số tên lửa tối thiểu là 32 quả Oniks. Mặc dù bản sửa đổi Yasen-M giả định có sự hiện diện của 40 tên lửa như vậy, hoặc 50 tên lửa Zircon hay Kalibr.

Ở vị trí thứ 4 lại là một đại diện của Hải quân Mỹ - tàu ngầm lớp Seawolf, mang theo tới 50 ngư lôi hoặc tên lửa, cũng được phóng từ ống phóng ngư lôi. Và vị trí thứ năm được chia sẻ bởi hai tàu ngầm của Nga - Dự án “Akula” và “Barracuda” - cả hai đều nhận được 40 điểm.

Bảng xếp hạng cũng bao gồm các tàu ngầm khác nhau của Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Trung Quốc và danh sách được chốt bởi các đại diện của Iran, Ý, Hàn Quốc cùng với Triều Tiên.

Theo Chí Linh/Đất Việt

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
Bồi hồi ký ức tháng 4

Bồi hồi ký ức tháng 4

50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.
Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.