5 cách khắc phục điều hòa có mùi hôi, loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn

Điều hòa sau một thời gian không sử dụng có thể sinh nấm mốc, bụi bẩn khiến điều hòa có mùi hôi. Để khử mùi hôi điều hòa bạn nên áp dụng 5 cách này.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc điều hòa có mùi hôi. Chẳng hạn như do vi khuẩn, nấm mốc tích tụ, lắp đặt đường ống xả nước thẳng ra cống rãnh, mương máng, côn trùng bị mắc kẹt ở ống thải, điều hòa bị rò khí gas, nước đọng bên trong chảo nhỏ giọt của điều hòa.

Để xử lý thì trước tiên bạn nên kiểm tra đường ống xả nước không nối thẳng với máng nước thải hay những ống xả nước khác. Tốt nhất bạn nên tách riêng đường ống của máy lạnh. Bên cạnh đó, để đảm bảo máy lạnh không còn nấm mốc, bụi bẩn bạn hãy áp dụng những phương pháp này.

Bật chế độ Dry của máy lạnh

Bật chế độ Dry lặp đi lặp lại để máy hút ẩm và giảm mùi khó chịu rồi mới áp dụng những cách khắc phục khác. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiểm tra sơ bộ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến điều hòa có mùi cũng như khí gas hay đường ống xả nước có vấn đề hay không.

Vệ sinh bằng chất tẩy rửa

Điều hòa bị bẩn thì trước tiên bạn hãy tắt nguồn điện hoặc ngắt aptomat trước khi bắt đầu lau chùi. Bạn có thể vệ sinh với những dụng cụ quen thuộc như khăn, bàn chải, nước tẩy rửa chuyên dụng. Ngoài ra bạn cũng lưu ý kiểm tra và bảo dưỡng điều hòa thường xuyên để khắc phục những hư hỏng cũng như kéo dài thời gian sử dụng của máy.

5 cách khắc phục điều hòa có mùi hôi, loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn

Vệ sinh màng lọc bụi cũng như thang ngăn chắn gió

Màng lọc bụi và thanh ngang rất dễ tích tụ bụi bẩn. Vì vậy bạn hãy cẩn thận tháo màng lọc cũng như thanh ngang sau đó lau chùi bằng nước tẩy để loại bỏ sạch những chất nhờ cũng như bụi bẩn. Tiếp đến lau khô lần nữa rồi đem những bộ phận này phơi khô.

Muốn hạn chế mùi hôi của điều hòa đồng thời kéo dài thời gian hoạt động thì bạn nên bảo dưỡng 3 tháng một lần và lau chùi 5 tháng một lần.

Lau chùi cả bề mặt và vỏ máy

Bạn pha loãng nước tẩy rửa chuyên dụng để xịt bên trong máy sau đó cọ sạch những bụi bẩn tích tụ, lau mặt ngoài và lau khô tổng thể lần nữa. Nên chú ý để các bộ phận khô hoàn toàn sau đó mới lắp ráp lại như ban đầu. Trường hợp máy điều hòa còn ẩm ướt sẽ dễ dẫn đến chập điện cũng như tiềm ẩn nguy hiểm.

Mở cửa sổ phòng để mùi thoát ra ngoài

Sau khi đã vệ sinh điều hòa sạch sẽ bạn nên mở tất cả cửa sổ cũng như cửa chính để đảm bảo căn phòng được thông thoáng. Cách này sẽ giúp mùi hôi của điều hòa được loại bỏ hoàn toàn. Ngoài ra bạn cũng nên dọn dẹp lại phòng để giảm vấn đề bụi bẩn tích tụ.

Theo phunutoday

Đọc thêm

Trút bỏ áp lực

Trút bỏ áp lực

Việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ tinh thần, từ gia đình, trường học đến cộng đồng là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe tâm lý của giới trẻ.
Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?