5 điều ít biết về LHP Cannes

LHP Cannes đã khai mạc hôm 11/5 tại khu nghỉ mát ở phía Đông Nam nước Pháp, song không phải người hâm mộ điện ảnh nào cũng đều biết đến 5 điều dưới đây về sự kiện điện ảnh thanh thế bậc nhất thế giới này.

1. Thời điểm luôn là yếu tố quan trọng đối với bất cứ sự kiện điện ảnh nào, tuy nhiên Cannes lại từng không chọn theo cách đó. Năm 1939, Bộ trưởng Giáo dục mang tính cải cách lớn của Pháp, Jean Zay, đã nảy sinh ý tưởng tổ chức một liên hoan phim quốc tế toàn cầu và coi đây là một sự kiện cạnh tranh với LHP Venice (Italy).

Ban đầu, Biarritz, thành phố thuộc vùng biển Đại Tây Dương ở Pháp, được chọn là nơi tổ chức liên hoan phim. Tuy nhiên, do thành phố Biarritz không quyên góp được tiền để tổ chức sự kiện này nên Cannes đã "nhảy vào". Có điều, ngay sau đó quân Ý đã xâm chiếm thành phố này.

Mãi đến năm 1946, sau khi kết thúc Thế chiến II, liên hoan phim mới được tổ chức và nhanh chóng trở thành sự kiện điện ảnh quan trọng nhất thế giới. Tuy nhiên, thời điểm đó Zay đã qua đời. Hồi năm ngoái, tro cốt của ông mới được đưa vào điện Pantheon (nơi chôn cất và tôn vinh những nhân vật lịch sử và những người đã làm rạng danh cho nước Pháp).

2. Huyền thoại của Côte d"Azur (vùng bờ biển Địa Trung Hải của Pháp) do một nhiều người châu Âu đã nghỉ Đông ở đây tạo nên vào cuối thế kỷ 19. Di sản của họ là những biệt thự nguy nga. Giờ đây, những biệt thự này thuộc sự sở hữu của một số chính trị gia Nga và giới nhà giàu của vùng Vịnh.

Cannes là thành phố có nhiều cửa hàng bán đồ sang trọng nhất nước Pháp, ngoài Paris

Thêm nữa, Cannes còn có nhiều cửa hàng bán đồ sang trọng hơn bất cứ nơi nào ở Pháp, ngoài Paris. 800m trên bờ biển Croisette là hơn 70 cửa hàng của nhiều thương hiệu, trong đó có Chanel, Chopard, Rolex, Prada, Louis Vuitton, Dior...

3. Cannes đã xảy ra một số vụ trộm đồ trang sức táo bạo nhất trong lịch sử. Hồi năm 2013, một tên đạo chích đã đột nhập vào khách sạn Carlton và đánh cắp số kim cương trị giá 103 triệu euro (130 triệu USD) khi chúng đang được trưng bày tại triển lãm Extraordinary Diamonds. Vụ này hiện vẫn là vụ trộm lớn nhất thế giới.

Cũng trong năm đó tại LHP Cannes, một chiếc dây chuyền trị giá 1,6 triệu euro cũng "không cánh mà bay".

Sau khi xảy ra những vụ đó, giới chức Pháp tuyên bố những tội ác như vậy sẽ không bao giờ được phép xảy ra nữa. Tuy nhiên hồi năm ngoái, họ lại tiếp tục bị đau đầu khi chỉ vài ngày trước khi khai mạc LHP Cannes, món đồ trang sức trị giá 17,5 triệu USD đã bị "nẫng" khỏi cửa hàng Cartier trên phố biển Croisette.

4. Cannes là một thành phố của Pháp, song diện mạo như hiện nay của thành phố này lại do người Anh tạo dựng nên. Henry Brougham, nhà quý tộc kiêm luật sư Scotland, là người đã biến ngôi làng chài buồn tẻ này thành một khu nghỉ mát thời thượng.

Ông Brougham còn là một người phản đối tình trạng nô lệ. Ông đã lập chiến dịch kêu gọi và khuyến khích hàng trăm nhà quý tộc và nhà công nghiệp Anh giàu có tới đây và xây dựng các biệt thự nghỉ Đông gần đó.

Các biệt thự sang trọng trên bờ biển ở thành phố Cannes

Brougham chính là người phát minh ra xe ngựa bốn bánh. Ông còn nắm giữ kỷ lục nói liên tiếp 6 giờ đồng hồ không ngừng nghỉ trong hạ viện Anh.

5. Từ thời sơ khai của điện ảnh, khi anh em nhà Lumiere quay những thước phim đầu tiên ở Cote d"Azur, vùng biển này luôn thu hút sự chú ý của các nhà làm phim. Sau Lumiere, nhiều nhà làm phim lớn nhất của kỷ nguyên phim câm đã tới đây để quay những cảnh ngoài trời. Xu hướng này được tiếp tục trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên phim lồng tiếng.

Hãng phim Victorine Studios ở thành phố Nice gần đó từng được gọi là "Hollywood của Pháp". Năm 1944, Marcel Carne đã quay một phần phim Les Enfants du Paradis ở đây. Đây được xem là một trong những phim Pháp vĩ đại nhất mọi thời.

Giờ đây, Cannes đã trở thành một trong những kinh đô hội nghị của châu Âu, thị trường truyền hình và phim tài liệu lớn nhất thế giới và là nơi diễn ra liên hoan phim thường niên.

Theo AFP/TT&VH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói