Các tiết mục trong chương trình giao lưu dân vũ “Phụ nữ Hà Tĩnh bước tiếp khúc quân hành” với giai điệu cách mạng hào hùng những ngày chống giặc và âm hưởng ngày mới xây dựng đất nước đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.
Tháng bảy. Đồng Lộc. Đó luôn là những tiếng gọi tha thiết đối với những người từng chiến đấu nơi “tọa độ chết” ấy của Hà Tĩnh. Và may mắn thay, hôm nay, chúng tôi có cơ hội cùng Anh hùng LLVT Nhân dân La Thị Tám về lại chiến trường xưa, cùng bà nhớ quá khứ và hướng tới tương lai…
Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho bao thế hệ người Việt Nam.
Hàng nghìn ngọn nến, đèn hoa đăng được tuổi trẻ Hà Tĩnh thắp lên tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc là lời tri ân sâu sắc gửi tới các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc.
Những cái ôm siết chặt, giọt nước mắt tuôn trào, lời tâm tình không dứt... là khoảnh khắc xúc động của những nhân vật lịch sử trong cuộc hội ngộ trên vùng đất lửa Đồng Lộc do Báo Hà Tĩnh khâu nối, tổ chức.
Những ngọn nến được thắp lên tại Ngã ba Đồng Lộc là tấm lòng tưởng nhớ, biết ơn của tuổi trẻ Hà Tĩnh đến các anh hùng liệt sĩ và 10 nữ thanh niên xung phong đã anh dũng ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Tháng 7 về như một lời hẹn ước, những người lính năm xưa lại hội ngộ ở Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để thắp nén hương thơm tưởng nhớ các đồng đội đã khuất và ôn lại ký ức về những ngày cùng vào sinh ra tử.
Với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ và tinh thần “Địch phá một thì ta làm mười”, “Vai trăm cân, chân ngàn dặm”, Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh, còn gọi là N55 P18 cùng các lực lượng đã làm nên một huyền thoại Đồng Lộc vang danh đến muôn đời.
Với những kết quả đã giành được, những tiềm năng, lợi thế, cùng sức mạnh văn hóa và khát vọng vươn lên, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra, sớm đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Kể từ khi tái lập tỉnh (tháng 9/1991), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực vượt lên khó khăn, thử thách, chủ động đề xuất nhiều chủ trương, quyết sách mang tính đột phá, mở đường cho KT-XH của tỉnh phát triển.
Đế quốc Mỹ đã trút xuống xã Tiến Lộc, trong đó có làng Hạ Lội (nay là làng K130, thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) gần 19.000 quả bom, 1.522 quả rốc-két, làm 57 người chết, 151 người bị thương. Vượt lên bao đau thương, mất mát, khắc nghiệt của chiến tranh, Nhân dân làng Hạ Lội vẫn kiên cường bám trụ “một tấc không đi, một ly không dời”.
Trong những ngày kháng chiến chống Mỹ ác liệt, Nhân dân Hà Tĩnh, với quyết tâm sắt đá “đường chưa thông không tiếc xương tiếc máu” và tinh thần “địch phá một ta làm mười”, đã ngày đêm chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, bảo toàn cho những tuyến đường.
Sau Tết Mậu Thân 1968, Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm đánh phá ác liệt của địch. Thời điểm này , Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh Hà Tĩnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các địa phương huy động lực lượng dồn sức cho Đồng Lộc, giữ vững mạch máu giao thông