Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh quyết tâm xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh

(Baohatinh.vn) - Kể từ khi tái lập tỉnh (tháng 9/1991), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực vượt lên khó khăn, thử thách, chủ động đề xuất nhiều chủ trương, quyết sách mang tính đột phá, mở đường cho KT-XH của tỉnh phát triển.

55 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa của Chiến thắng Đồng Lộc, sự hy sinh anh dũng của 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong, chiến tích Làng K130 vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đó là biểu tượng sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường, tinh thần dũng cảm của quân và dân ta, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.

Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của quê hương, đất nước; với ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hơn 30 năm qua, kể từ khi tái lập tỉnh (tháng 9/1991), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực vượt lên khó khăn, thử thách, chủ động đề xuất nhiều chủ trương, quyết sách mang tính đột phá, mở đường cho KT-XH của tỉnh phát triển, góp phần cùng Nhân dân cả nước làm nên những kết quả to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Kinh tế phục hồi và tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn năm 2022 đạt hơn 93 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 30/63 cả nước. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 85% trong cơ cấu kinh tế. GRDP bình quân đầu người đạt 70,5 triệu đồng/năm, tăng 8,4 triệu đồng so với năm 2020. Thu ngân sách tăng cao, năm 2021 đạt 17 nghìn tỷ đồng, năm 2022 đạt hơn 18 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay, trong đó, thu nội địa chiếm trên 50%. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực như điện, thép đóng góp đáng kể cho ngành công nghiệp cả nước. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch phục hồi tích cực; lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh tăng cao.

Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo cơ sở để tỉnh triển khai định hướng phát triển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 84 dự án, trong đó có 81 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký hơn 16.500 tỷ đồng và 3 dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đăng ký gần 2,5 tỷ USD. Tại hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư cuối tháng 5/2023, tỉnh đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 15 dự án có tổng vốn 10 nghìn tỷ đồng; ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư 33 dự án với 220 nghìn tỷ đồng, sẽ tạo ra dư địa phát triển mới.

Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh quyết tâm xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh

Hà Tĩnh tổ chức thành công hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư, ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 25 nhà đầu tư vào tháng 5/2023.

Lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng NTM đạt kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp đạt 2,5%/năm. Công tác dồn điền, đổi thửa, tập trung, tích tụ ruộng đất được quan tâm chỉ đạo rộng khắp. Các mô hình chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn được triển khai tích cực. Thực hiện Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025, đến nay, toàn tỉnh đã có 177/181 xã đạt chuẩn NTM, tỷ lệ 98%; 50 xã đạt chuẩn nâng cao, 7 xã đạt chuẩn kiểu mẫu; 9/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; toàn tỉnh có 287 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chuyển biến tích cực. Năm 2022, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 9 bậc so với năm 2021, xếp thứ 18 cả nước; các chỉ số về hành chính khác thuộc nhóm đầu của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Chú trọng khai thác, phát huy các giá trị văn hóa, tạo động lực phát triển KT-XH. Các sự kiện văn hóa được tổ chức tạo lan tỏa sâu rộng. Các giá trị di sản văn hóa được quan tâm bảo tồn, phát huy. Đến nay, Hà Tĩnh có 5 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh, gồm: Truyện Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt (di sản được ghi danh chung với cả nước).

Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh quyết tâm xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh

Lễ rước bằng chứng nhận Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ Trung tâm Văn hoá – điện ảnh tỉnh về xã Kim Song Trường (Can Lộc) vào tháng 6/2023.

Thể thao thành tích cao tiếp tục được đầu tư, giành nhiều huy chương cấp quốc gia, khu vực và thế giới. GD&ĐT tiếp tục thuộc tốp đầu cả nước. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng; kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 45 triệu đồng/năm, tăng 5,6 triệu đồng/năm so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7%, hộ cận nghèo còn 4%. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới trên 22 nghìn người.

Công tác an sinh xã hội thường xuyên được chăm lo; chính sách với người có công được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Nửa nhiệm kỳ qua, tỉnh đã huy động xã hội hóa được hàng nghìn tỷ đồng, xây dựng 58 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ; hơn 4 nghìn nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai; hỗ trợ 220 em học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh khó khăn đi học đại học, bình quân mỗi em từ 80-150 triệu đồng; các đoàn thể đỡ đầu 3.500 trẻ em mồ côi.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Là tỉnh thứ 2 hoàn thành cấp căn cước công dân trên địa bàn; tích cực triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Công tác đối ngoại được tăng cường; quan hệ hữu nghị hợp tác với các tỉnh của nước bạn Lào ngày càng được thắt chặt, thiết thực, hiệu quả.

Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh quyết tâm xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh

Công an xã Hương Liên (Hương Khê) vào bản cài đặt tài khoản định danh điện tử cho công dân thuộc đồng bào dân tộc Chứt.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng đi vào chiều sâu. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã ban hành 15 nghị quyết và nhiều chủ trương, kết luận để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp theo hướng sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.

Các chủ trương, nghị quyết của Đảng được triển khai kịp thời, hiệu quả, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nội bộ đoàn kết, thống nhất; mối quan hệ giữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quản lý của cơ quan Nhà nước, hoạt động giám sát, phản biện của MTTQ và các tổ chức đoàn thể được tăng cường, đảm bảo nguyên tắc, đúng quy chế làm việc, chia sẻ trách nhiệm, đồng hành thực hiện nhiệm vụ chung.

Thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý. Công tác kiểm tra, giám sát, nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tăng cường. Công tác dân vận và hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng tiếp tục phát huy tốt sức mạnh đoàn kết, khơi dậy được giá trị văn hóa, phẩm chất con người Hà Tĩnh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua, các cuộc vận động.

Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh quyết tâm xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh

Diện mạo thị trấn trung tâm huyện Can Lộc ngày một hiện đại, khang trang. (Ảnh: Huy Tùng)

Trong xu thế phát triển của toàn tỉnh, Đảng bộ và Nhân dân huyện Can Lộc đã lập được nhiều thành tích nổi bật trên các lĩnh vực, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của tỉnh Hà Tĩnh. Lĩnh vực văn hóa, thông tin tuyên truyền được quan tâm phát triển toàn diện, trọng tâm là xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

Đến nay, tỷ lệ làng xã văn hóa đạt 100%; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 88%, gia đình thể thao đạt 37%; toàn huyện có 89 di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh và 3 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thực hiện tốt các nội dung về chuyển đổi số trên địa bàn huyện để từng bước xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và mỗi người dân là một công dân số. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên ở tất cả các tuyến. Tập trung đầu tư nâng cấp trung tâm y tế, trạm y tế; tỷ lệ xã đạt chuẩn y tế giai đoạn 2 là 100%.

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 3,01%, giảm 157 hộ, giảm 0,42%; hộ cận nghèo chiếm 3,4%, giảm 414 hộ, giảm 1,1% so với năm 2021. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện hiện đạt trên 69%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định. Huyện Can Lộc vinh dự được đón nhận danh hiệu đạt chuẩn NTM năm 2019.

Từ mảnh đất “chảo lửa, túi bom” năm xưa, huyện Can Lộc với những địa chỉ đỏ như Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130 hôm nay đã và đang hồi sinh, phát triển từng ngày, góp phần vào sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước, xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng anh hùng.

(Còn nữa)

(Biên soạn theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Chủ đề 55 năm chiến thắng Đồng Lộc

Đọc thêm

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.