Quần thể Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

(Baohatinh.vn) - Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho bao thế hệ người Việt Nam.

Năm 1989, Ngã ba Đồng Lộc đã được xếp hạng Khu di tích (KDT) lịch sử cấp quốc gia. Năm 1995, Đảng và Nhà nước giao cho Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác các hạng mục công trình tại KDT. Ngày 9/12/2013, KDT Ngã ba Đồng Lộc được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận KDT lịch sử cấp quốc gia đặc biệt trên hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho bao thế hệ người Việt Nam.

Quần thể Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Toàn cảnh Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc hôm nay. (Ảnh: Đình Nhất)

Đến Ngã ba Đồng Lộc hôm nay, chúng ta không chỉ cảm nhận được sự thay da đổi thịt của một vùng đất được mệnh danh là “vùng đất chết”, mà còn được tham quan quần thể di tích với nhiều công trình ý nghĩa, tiêu biểu là 12 hạng mục sau:

1. Cổng vào khu di tích

Quần thể Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Một cổng vào Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. (Ảnh: Thiên Vỹ)

3 cổng vào KDT Ngã ba Đồng Lộc được bố trí trên 3 tuyến đường hướng về khu vực di tích, bố cục theo kiến trúc truyền thống tam quan, bao gồm: cửa chính và 2 cửa phụ, các cột trụ được khắc họa hình tượng là những chùm bom, khói lửa xuyên qua các cung đường tạo đường cong mái vòm. Một số mảng phù điêu được bố cục hợp lý, khắc họa hình tượng TNXP tham gia bảo vệ tuyến đường này. Toàn bộ bố cục mỹ thuật công trình tạo ấn tượng cho khách tham quan trước khi bước vào KDT.

2. Tượng đài Chiến thắng

Tượng đài Chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng bất hủ của sức mạnh, ý chí quyết thắng, tinh thần vươn lên đạp bằng mọi gian nan, nguy hiểm của lực lượng TNXP, bộ đội, công nhân giao thông, công an, dân quân... Xung quanh chân tượng đài là biểu tượng của khói lửa, đạn bom và các vầng mây biểu trưng hòa bình, hy vọng và màu xanh bất diệt của bầu trời Đồng Lộc. Quanh chân tượng đài xếp hình cánh cung là những bức phù điêu miêu tả không khí sôi nổi, khẩn trương của lực lượng TNXP, bộ đội, công nhân giao thông, dân quân, lái xe, Nhân dân Đồng Lộc và các xã lân cận san đường, lấp hố bom, bắn máy bay địch, phá bom... dẫn đường cho xe qua.

3. Nhà bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ TNXP toàn quốc

Nhà bia tưởng niệm ghi danh gần 4.000 anh hùng liệt sĩ chính là trang sử hào hùng và bi tráng của lịch sử, là hiện thân của lực lượng “vai trăm cân, chân vạn dặm”, không tiếc tuổi xuân và xương máu vì độc lập, tự do của dân tộc. Tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc sẽ được lưu danh muôn đời, để lớp lớp con cháu ngưỡng vọng, tôn kính, tự hào.

4. Khu mộ 10 nữ Anh hùng liệt sĩ TNXP

Quần thể Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Khu mộ 10 nữ Anh hùng liệt sĩ TNXP Ngã ba Đồng Lộc. (Ảnh: Đình Nhất)

Để lại nhiều xúc động nhất là tại khu mộ 10 nữ Anh hùng liệt sĩ TNXP, các chị là một phần của nơi này, một phần của lịch sử. 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc đã cùng với những người con trai, con gái dựng lên tượng đài chiến thắng vĩ đại không chỉ cho vùng đất Hà Tĩnh mà cho cả dân tộc Việt Nam. Giờ đây, 10 chị cùng nằm lại nơi mảnh đất mà họ đã từng chiến đấu. 10 ngôi mộ trắng như hàng quân năm xưa, 10 ngôi mộ không khi nào ngớt hương hoa, luôn rung lên những cảm xúc thiêng liêng, làm dâng chảy những hàng nước mắt của lòng xót thương và cảm phục của những người đồng đội, những người chưa từng trải qua chiến tranh, những du khách, cả những chiến binh Mỹ đã từng ném bom hủy diệt Ngã ba Đồng Lộc.

5. Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ngành GTVT hy sinh tại Hà Tĩnh

Quần thể Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Anh hùng Lao động Nguyễn Tri Ân và Anh hùng LLVT La Thị Tám bên bia ghi danh các liệt sỹ ở Đài tưởng niệm các liệt sỹ ngành GTVT tại Ngã ba Đồng Lộc

Nhà bia được xây dựng nhằm ghi danh và tưởng niệm 842 anh hùng, liệt sĩ ngành GTVT hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn Hà Tĩnh; đồng thời là nơi giáo dục truyền thống cho cán bộ ngành GTVT nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung về sự cống hiến, hy sinh to lớn của ngành GTVT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

6. Cột biểu tượng ngành GTVT

Quần thể Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Cột biểu tượng ngành Giao thông vận tải đặt ở nơi giao nhau giữa 3 tuyến đường Lạc Thiện - Đồng Lộc, Khe Giao - Đồng Lộc, Ba Giang - Đồng Lộc. (Ảnh: Đình Nhất)

Cột biểu tượng ngành GTVT được đặt ngay chính giữa ngã ba đường, nơi giao nhau giữa 3 tuyến đường: Lạc Thiện - Đồng Lộc, Khe Giao - Đồng Lộc, Ba Giang - Đồng Lộc. Cột biểu tượng ngành GTVT nhằm tôn vinh những chiến công oanh liệt của các chiến sĩ trên mặt trận GTVT; ghi dấu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc - một trong những địa danh huyền thoại của những chiến công oanh liệt, gương hy sinh anh dũng của 10 cô gái đã góp phần tô thắm những trang sử truyền thống vẻ vang của ngành GTVT trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc.

7. Tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc

Quần thể Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc có kiến trúc uy nghi

Tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc có kiến trúc uy nghi, lung linh ánh sáng, tọa lạc trên đồi Mũi Mác, được xếp là một trong những tháp chuông đẹp nhất của Việt Nam hiện nay. Du khách có thể theo cầu thang hình xoắn ốc để lên đỉnh tháp ngắm chuông, chụp ảnh và nhìn toàn cảnh Ngã ba Đồng Lộc. Tháp cao sừng sững, vững chãi, là biểu tượng công đức cao dày của tổ tiên, tinh thần chiến đấu, hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh và cũng là biểu tượng cho tinh thần, ý chí quyết tâm vươn lên để xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

8. Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc

Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc tọa lạc trên núi Mũi Mác (bên cạnh tháp chuông). Là nơi thờ các chư vị thần linh, chân linh các anh hùng liệt sĩ TNXP hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc, 10 cô gái, cán bộ và Nhân dân tử nạn tại chiến trường Đồng Lộc. Công trình có diện tích hơn 2.000 m2, được huy động 100% từ nguồn vốn xã hội hóa.

9. Cụm tượng 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc

Quần thể Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Cụm tượng 10 cô gái TNXP Ngã Ba Đồng Lộc. (Ảnh: Đình Nhất)

Cụm tượng mô tả sự ác liệt của chiến tranh, giàu ý nghĩa về biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, khắc họa tinh thần lạc quan cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam, nhằm tái hiện lại một khoảnh khắc tả thực của 10 cô gái TNXP đang làm nhiệm vụ san lấp hố bom, dẫn đường thông xe ra tiền tuyến, các chị được bố cục trong các tư thế khác nhau.

10. Đồi La Thị Tám (núi Mòi)

Đồi La Thị Tám (trước đây gọi là núi Mòi) chứng kiến sự khốc liệt của chiến trường Đồng Lộc, chứng kiến những dấu chân, gắn liền với tên tuổi của người con gái sông La, Anh hùng LLVT nhân dân La Thị Tám. Suốt 200 ngày đêm ròng rã trong năm 1968, Anh hùng La Thị Tám đã cắm tiêu được 1.205 quả bom cho công binh đến phát nổ. Hình ảnh người con gái 18 tuổi nhỏ nhắn khoác chiếc áo dù, khóe miệng tinh nghịch, tay cầm ống nhòm luôn đứng trên đồi đếm bom rồi chạy như con thoi đi cắm tiêu đã lọt vào ống kính của nhiều phóng viên chiến trường, trở thành biểu tượng đẹp đẽ của người con gái thời chiến.

11. Nhà truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam

Một hạng mục mà du khách không thể bỏ qua đó là nhà truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam, nơi mà lịch sử TNXP hiện lên tráng liệt nhất, rõ nét nhất. Nhà truyền thống phản ánh quá trình hình thành và phát triển của lực lượng TNXP Việt Nam, với những đóng góp to lớn của lực lượng này trong 2 cuộc kháng chiến giữ nước và xây dựng đất nước ở cả 2 miền Nam - Bắc, đến công cuộc xây dựng đất nước sau năm 1975. Nhà truyền thống gồm những tư liệu, hiện vật, ghi chép vô cùng quý báu, không chỉ nêu lên thành tích, công lao của TNXP Việt Nam, mà còn nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm, nghĩa tình của thế hệ mai sau đối với những người đã cống hiến cả cuộc đời hoặc hy sinh một phần xương máu của mình cho Tổ quốc.

12. Nhà truyền thống Ngã ba Đồng Lộc

Quần thể Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Các cựu nữ TNXP (từ trái sang: Bùi Thị Tịnh, Lê Thị Hồng, Nguyễn Thị Bé) tham quan hiện vật chiến tranh được lưu giữ tại Bảo tàng Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Huy Tùng.

Nhà truyền thống Ngã ba Đồng Lộc nằm cạnh nhà truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam tạo thành một khối liên hoàn. Tại đây có sa bàn được lập trình bằng hệ thống điện tử, tái hiện lại toàn cảnh chiến trường khốc liệt, điêu tàn của Ngã ba Đồng Lộc trong những năm tháng chiến tranh, cũng như ý chí quyết tâm thông đường, thông xe, tinh thần dũng cảm, can trường của quân và dân ta tại “tọa độ chết” này. Du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy những hiện vật đáng quý như bức thư của chị Võ Thị Tần gửi mẹ 5 ngày trước khi hy sinh; hình ảnh 10 cô gái phục chế, các loại bom, mìn, vũ khí, phương tiện còn sót lại sau chiến tranh…

(Còn nữa)

(Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Chủ đề 55 năm chiến thắng Đồng Lộc

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...