Cầu Fatih Sultan Mehmet (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ): Cây cầu thứ hai nối liền hai châu lục mở cửa từ ngày 3/7/1988, có chiều dài tương tự cầu 15 July Martyrs. Cầu bắc qua điểm hẹp nhất của eo biển Bosphorus, nối Hısarüstü với Kavacık. Lái xe qua đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của Bosphorus, nhưng người đi bộ không được phép lên cầu. Ảnh: Mehmet/Adobe Stock.
Cầu Yavuz Sultan Selim(Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ): Năm 2016, một cây cầu thứ ba được bắc qua eo biển Bosphorus, gần Biển Đen. Khi hoàn thành, cầu phá vỡ nhiều kỷ lục. Với chiều rộng 58,8 m, đây là cầu treo rộng nhất thế giới, đủ chỗ cho 8 làn xe và đường tàu hỏa ray đôi. Đây cũng là cây cầu cao thứ 5 thế giới, với chiều cao lên đến 322 m. Ảnh: Irina lepnyova/Adobe Stock.
Cầu Çannakale 1915 (Çannakale, Thổ Nhĩ Kỳ): Tuyến đường mới nhất nối hai lục địa là cây cầu Çannakale 1915, từ Gelibolu ở phía châu Âu sang Lapseki ở phía châu Á. Dài gần 3,7 km, đây là nhịp cầu treo dài nhất thế giới, thay thế một giờ đi phà với 6 phút lái xe. Cầu thông xe từ tháng 3/2022, với phí khá đắt, khoảng 11 USD/xe. Ảnh: Daily Sabah.
Đường hầm Eurasia(Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ): Đoạn ngầm dài 5,3 km dưới nước của đường hầm Eurasia thu hút những người yêu thích kiến trúc. Đây là cách nhanh nhất để đi từ đầu này đến đầu kia Istanbul, với tốc độ giới hạn 70 km/h. Ảnh: Suyapi.
Là một phần của tuyến đường nối Kazlıçeşme ở châu Âu với Göztepe ở châu Á, đường hầm hoàn thiện vào tháng 12/2016, giảm thời gian di chuyển từ 100 phút xuống còn 15 phút. Ảnh: Archelo.
Marmaray (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ): Đường hầm dài 13,6 km dành cho tàu liên lục địa này được khởi công xây dựng từ năm 2004, nhưng đến năm 2013 mới đi vào hoạt động. Việc tìm thấy các cổ vật, trong đó nhiều cổ vật có 8.000 năm lịch sử, khiến việc thi công nhiều lần bị chậm tiến độ, và phải thêm 6 năm để các nhà ga dọc đường tàu hoàn thiện. Hầm nối Kazlıçeşme ở phía châu Âu với Ayrılık Çeşmesi ở phía châu Á, với đoạn thấp nhất ở độ sâu gần 61 m so với mực nước biển. Ảnh: Reuters.