7 dấu hiệu khó thấy của lo âu

Chúng ta ai cũng có lúc cảm thấy lo lắng, có thể là trước một kì thi hay trước cuộc phỏng vấn việc làm. Nhưng khi có những dấu hiệu sau thì hẳn bạn đang bị rối loạn lo âu.

Sự lo lắng có thể trở nên phi lý và lấn át, khiến cơ thể luôn ở trạng thái căng thẳng. Thông thường khi cơ thể cảm thấy bị đe doạ, adrenalin sẽ được giải phóng, kích hoạt cơ chế “chiến đấu hay bỏ chạy” nhằm giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm. Do đó, khi chúng ta căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng một lượng nhỏ adrenalin giúp ta đối phó với tình huống. Lo âu có thể dẫn đến quá tải andrenalin, đưa đến nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Vậy làm thế nào để phân biệt giữa lo lắng thông thường và rối loạn lo âu ?

Dưới đây là 7 dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết:

Lo lắng thái quá

Lo lắng quá nhiều về những việc xảy ra hàng ngày là một đặc điểm chung của những người bị rối loạn lo âu. Điều này có nghĩa là người đó đang trải qua những dòng suy nghĩ lo âu dai dẳng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

David Carbonell, bác sĩ tâm lý ở Chicago (Mỹ), một chuyên gia trong lĩnh vực điều trị chứng rối loạn lo âu nói rằng lo âu được xem là “thái quá” khi nó lặp lại nhiều lần.

Rối loạn lo âu “là khi bạn quá chú tâm vào một vấn đề giả định, không tồn tại trên thực tế ở thời điểm đó, và khi nó cản trở khả năng của một người thực hiện công việc và tham dự vào thế giới xung quanh”.

Sợ hãi phi lý

Không phải mọi sự lo lắng đều chung chung; đôi khi nó gắn liền với một tình huống hay sự kiện cụ thể, như làm bài kiểm tra, mua sắm hay tập thể dục. Những nỗi sợ vô căn cứ gần như không thể xảy ra.

Ví dụ, sợ lái xe trên đường đóng băng vào ban đêm với tầm nhìn kém là thực tế. Trong khi đó những người bị rối loạn lo âu luôn sợ hãi ngay cả khi không nhìn thấy có mối nguy hiểm thực tế nào.

7 dau hieu kho thay cua lo au

“Họ thường lo sợ về đáp ứng tình huống tồi tệ nhất”, TS. Paul DePompo, một nhà tâm lý học lâm sàng cho biết.

Những người mắc chứng lo âu dễ dành nhiều thời gian để tránh những nỗi sợ vô lý này và biểu hiện những hành vi “chống lo âu” khác. Những người bình thường sẽ cảm thấy lo lắng nhưng không phải đấu tranh với nó.

Hồi tưởng

Suy nghĩ ám ảnh về một sự kiện không may trong quá khứ có liên quan trực tiếp với rối loạn stress sau chấn thương (PTSD), có nhiều điểm trùng với một số đặc điểm của rối loạn lo âu.

‘Khi hồi tưởng xảy ra, đó là lúc bộ não chúng ta đang cố gắng đương đầu với những lo âu bằng cách tìm hiểu điều gì đã xảy ra và cố gắng hợp lý hoá sự kiện”, DePompo giải thích.

Một nghiên cứu vào năm 2006 Journal of Anxiety Disorders trên tạp chí thấy rằng một số người mắc chứng lo âu xã hội cũng có những trải nghiệm hồi tưởng PTSD mà về bản chất không phải là chấn thương, như việc bị bẽ mặt trước đám đông. Những người bị rối loạn lo âu có thể cố gắng né tránh những gì gợi nhớ về trải nghiệm của họ - một triệu chứng của PTSD.

DePompo gợi ý rằng hãy nhìn sâu vào nỗi sợ để thấy những lý do logic và lành mạnh lý giải tại sao mọi chuyện lại xảy ra, chứ đừng cố lẩn tránh những điều tồi tệ.

7 dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang bị rối loạn lo âu

“Điều quan trong cần nhớ là dù ta dành cả cuộc đời cố gắng để không trải qua những điều tồi tệ, thì những điều tồi tệ vẫn sẽ có thể xảy ra - nhưng điều quan trọng cần nhớ là đa phần thì nó sẽ không xảy ra”.

Những hành vi cưỡng bách

Những người lo âu sẽ làm những điều mà với người bình thường có vẻ là “rối loạn chức năng” như kiểm tra, đếm hay lau chùi nhiều lần. Họ thực hiện những hành vi này để có được cảm giác an toàn, nhưng kết quả lại ngược lại. Ví dụ, một số người lo âu luôn kiểm tra đi kiểm tra lại mọi thứ để “yên tâm”, nhưng họ kiểm tra nhiều hơn mức cần thiết.

Những triệu chứng này là đặc điểm của rối loạn ám ảnh - cưỡng chế (OCD). Trong rối loạn này, sự ám ảnh thường đi kèm với các hành vi cưỡng bách, cho dù đó là tâm thần (như sự lặp lại) hay thể chất (sắp xếp lại đồ vật)

“Những hành vi cưỡng bách này nói chung là một cách để dẹp bỏ những suy nghĩ ám ảnh khiến người bệnh khổ sở (ví dụ mầm bệnh trên bàn tay có thể khiến tôi bị ung thư… nếu tôi rửa tay thì tôi sẽ không phải lo lắng nữa…).

Căng cơ

Căng cơ, cho dù đến từ sự căng giãn các cơ trong cơ thể, có thể liên quan tới rối loạn lo âu. Nó là hậu quả của việc luôn ở trong trạng thái kích động - khi hệ thần kinh giao cảm được kích hoạt. Cơ thể rơi vào trạng thái “ chiến đấu hay chạy trốn”, trong vô thức, các cơ căng ra để chuẩn bị sẵn sàng và bảo vệ chúng ta trên đường.

Lo âu khiến hệ giao cảm hiểu lầm, khiến cơ thể chuẩn bị đối phó với nguy hiểm trong những tình huống chẳng hề có gì đe dọa như bài kiểm tra ở trường.

Rối loạn tiêu hóa mạn tính

Lo âu bắt đầu trong tâm trí và lan ra toàn cơ thể, với những triệu chứng thực thể, bao gồm rối loạn tiêu hóa. Ruột rất nhạy cảm với stress tâm lý – do đó sự khó chịu thể chất và xã hội của rối loạn tiêu hóa mạn tính khiến người bệnh cảm thấy lo lắng hơn. Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng lo âu gây kích thích và đôi khi gây đau.

Các vấn đề về giấc ngủ

Nhiều người trong chúng ta ngủ không đủ, trong khi nhiều người khác cố gắng để không ngủ sớm mỗi tối. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình trằn trọc, lo lắng hoặc bất an về một vấn đề cụ thể như tiền bạc hay chẳng về vấn đề gì cả, thì đây có thể là một dấu hiệu của rối loạn lo âu. Những người lo âu thường khó ngủ. Họ không thể dừng lo lắng và nghĩ rằng nếu họ để trí não nghỉ ngơi thì họ có thể quên điều gì đó và tất cả mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ.

Nếu bạn cảm thấy rằng mình bị rối loạn lo âu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Theo Medical Daily/Dantri

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Những ngày này, không khí chuẩn bị cho lễ Giáng sinh tại Nhà thờ chính tòa Văn Hạnh (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) đang rất khẩn trương. Bà con giáo dân gấp rút hoàn thiện các phần việc cuối cùng trong niềm hân hoan và đoàn kết.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
5 thói quen làm đau cột sống

5 thói quen làm đau cột sống

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ xương khớp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý về cột sống.
Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Chương trình “Trồng răng Implant miễn phí” được Nha Khoa Mai Hùng Group phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức không chỉ là sự giúp đỡ về mặt y tế, mà còn là món quà của hy vọng, là sự động viên, chia sẻ yêu thương để những người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Gội đầu hằng ngày không chỉ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc khô, dễ gãy, gây kích ứng da đầu, mà còn có thể tác động đến tuổi thọ mái tóc.
Thời tiết Hà Tĩnh những ngày tới ra sao?

Thời tiết Hà Tĩnh những ngày tới ra sao?

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ ngày 16-21/12, Hà Tĩnh tiếp tục chịu ảnh hưởng không khí lạnh có cường độ suy yếu chậm nên có ngày hửng nắng xen kẽ có ngày mưa.
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
Bí quyết phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả

Bí quyết phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả

Tai biến mạch máu não là vấn đề hay gặp và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là là một tình trạng cấp tính cần cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất là tàn tật và tử vong.