9 trường hợp mức tăng lương đáng kể sau cải cách tiền lương từ 1/7

Sau cải cách tiền lương 1/7 tới đây sẽ có 9 trường hợp nhận được mức tăng đáng kể.

Căn cứ theo Nghị định 42/2023/NĐ-CP ngày 29-6-2023 điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/7/2023, bao gồm:

Thứ nhất, cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg);

Quân nhân, công an Nhân dân (CAND) và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.

Sau cải cách tiền lương 1/7 tới đây sẽ có 9 trường hợp nhận được mức tăng đáng kể. (Ảnh minh họa)

Thứ hai, cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

Và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã.

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

Thứ ba, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động.

Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

Thứ tư, cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Thứ năm, quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg).

Thứ sáu, CAND đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ CAND tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.

Thứ bảy, quân nhân, CAND, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, CAND đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Thứ tám, người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

Thứ chín, người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 1/1/1995.

Các đối tượng quy định tại các điểm 1,2,3,4,5,6,7,8 và 9 nêu trên nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/1995, sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định có mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng dưới 3 triệu đồng/tháng.

Bộ Nội vụ thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7
Bộ Nội vụ đã thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1/7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH rà soát việc điều chỉnh lương tối thiểu phải bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019.

Cụ thể là mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Trước đó, cuối tháng 3/2024, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng.

Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất Chính phủ điều chỉnh các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng:

Vùng I là: 4.960.000 đồng/tháng;

Vùng II là: 4.410.000 đồng/tháng;

Vùng III là: 3.860.000 đồng/tháng;

Vùng IV là: 3.450.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Mức điều chỉnh lương tối thiểu này cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024 để cải thiện cho người lao động; dự kiến cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.

Mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

“Việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu tháng và bổ sung mức lương tối thiểu giờ sẽ góp phần hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu của Việt Nam, tăng tính tương thích với các điều ước quốc tế và Việt Nam đang đề xuất gia nhập”, Bộ LĐ-TB&XH cho hay.
Theo Dân trí

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói