Hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi người có công ở Thạch Hà

(Baohatinh.vn) - Hội nghị tập huấn và đối thoại góp phần giải quyết kịp thời những vướng mắc về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

Chiều 8/10, Sở LĐ-TB&XH, UBND huyện Thạch Hà phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn và đối thoại về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng năm 2024.

dt-dsc3626-8732.jpg
Đại biểu dự hội nghị.

Tham gia hội nghị tập huấn và đối thoại có gần 350 đại biểu là đại diện lãnh đạo các hội đoàn thể chính trị - xã hội, UBND xã, thị trấn; công chức văn hoá – xã hội, hội cựu chiến binh, hội cựu thanh niên xung phong, hội nạn nhân chất độc da cam xã, thị trấn; bí thư, thôn trưởng, tổ dân phố trên địa bàn huyện Thạch Hà.

dt-dsc3631-3944.jpg
Gần 350 đại biểu dự hội nghị tập huấn và đối thoại.

Trong thời gian 1 buổi, các đại biểu được hướng dẫn thực hiện Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 của Chính phủ.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe và hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi người có công theo Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ, quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

dt-dsc3646-3808.jpg
Chị Trần Thị Thơm - công chức Văn hoá – Xã hội xã Thạch Long đề nghị hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ cho đối tượng hưởng trợ cấp mai táng phí của thân nhân người có công, đối tượng chính sách đã từ trần nhưng bị sai lệch thông tin trong hồ sơ với căn cước công dân.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu được hướng dẫn thực hiện các chính sách được ban hành tại Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; điều kiện tiêu chuẩn, hồ sơ, quy trình thực hiện chế độ đối với người làm chuyên gia hoặc phục vụ đoàn chuyên gia tại Lào, Campuchia theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg ngày 04/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg; Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014 của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính.

dt-dsc3660-5228.jpg
Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đặng Văn Dũng và Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Bá Hà tiếp thu, trả lời kiến nghị, đề xuất của đại biểu liên quan đến quá trình thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Hà.

Tại hội nghị, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, UBND huyện Thạch Hà đã thông tin, giải đáp những khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị của các đại biểu về thực hiện chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng như: chính sách liên quan đến bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chính sách ưu đãi đối với cựu thanh niên xung phong; chế độ đối với người thờ cúng liệt sĩ; thủ tục cấp lại bằng Tổ quốc ghi công, cấp lại và chứng nhận huân, huy chương kháng chiến; thủ tục hưởng trợ cấp mai táng phí cho thân nhân người có công, đối tượng chính sách đã từ trần nhưng bị sai lệch thông tin trong hồ sơ với căn cước công dân; chế độ đối với người thờ cúng liệt sĩ; thủ tục cấp lại chứng nhận huân, huy chương...

Chủ đề Người có công với cách mạng

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).