Đối thoại để thực hiện tốt chính sách với người có công Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đối thoại với người có công đi điều dưỡng tập trung để tiếp nhận, giải quyết những kiến nghị, vướng mắc liên quan là cách làm hay mà Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đang triển khai.

Từ đầu tháng 3/2024 đến nay, đều đặn vào sáng thứ 4 hằng tuần, Phòng Người có công (Sở LĐ-TB&XH) phối hợp với Trung tâm Điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Hà Tĩnh lại tổ chức chương trình đối thoại về chính sách người có công với các đại biểu là người có công, thân nhân người có công đến điều dưỡng tập trung phục hồi sức khoẻ tại trung tâm.

Đây là cuộc đối thoại mà các đại biểu người có công và thân nhân người có công rất quan tâm, phấn khởi vì được gặp gỡ, phản ánh trực tiếp những vấn đề chưa rõ, vấn đề liên quan đến quyền lợi bản thân... đến lãnh đạo ngành LĐ-TB&XH.

DT_DSC0505.jpg
Ông Đặng Công Nam - Phó Trưởng phòng Người có công (Sở LĐ-TB&XH) tiếp thu, trả lời phúc đáp kiến nghị, đề xuất của đại biểu liên quan đến quá trình thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng.

Ông Phạm Quang Đạt (thương binh hạng 4/4, ở xã Phú Gia, Hương Khê) chia sẻ: "Tại các cuộc đối thoại, sau khi nghe chúng tôi phản ánh, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, thắc mắc..., cán bộ Sở LĐ-TB&XH đã giải đáp một cách thấu đáo. Tôi và các anh em đến điều dưỡng tập trung tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội tỉnh đều thấy rằng, việc tổ chức đối thoại trực tiếp như thế này là cách làm hay để các chế độ, chính sách cho người có công được triển khai một cách hiệu quả, thiết thực. Mong rằng, thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác đối thoại trực tiếp với người có công để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”.

DT_DSC0529.jpg
Ông Phạm Quang Đạt (thương binh hạng 4/4, ở xã Phú Gia, Hương Khê) hỏi về thủ tục, quy trình giám định lại thương tật.

Bên cạnh việc giải đáp những thắc mắc, kiến nghị liên quan đến chế độ, chính sách thì thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp, cán bộ của Sở LĐ-TB&XH còn trực tiếp chuyển tải được nhiều nội dung, trình tự thủ tục giải quyết các chế độ liên quan... đến với người có công, thân nhân người có công. Từ đó, chính những người này sẽ chuyển tải những nội dung đã nắm bắt được cho những người dân khác có quan tâm đến lĩnh vực chính sách người có công.

DT_DSC0531.jpg
Ông Trần Xuân Linh (thương binh 1/4, ở xã Hồng Lộc, Lộc Hà) kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH cần tăng mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cho thương bệnh binh để phù hợp với chi phí thực tế.

“Đối thoại là dịp để cơ quan Sở LĐ-TB&XH trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng chính sách trên địa bàn, trên cơ sở đó giải quyết những thắc mắc, bất cập, nhắc nhở, chấn chỉnh thiếu sót, đồng thời cũng là dịp tuyên truyền để người có công hiểu rõ hơn về các chế độ, quy trình, thủ tục giải quyết các chế độ, chính sách...", ông Đặng Công Nam – Phó Trưởng phòng Người có công (Sở LĐ-TB&XH) cho biết.

DT_DSC0519.jpg
Phát tờ rơi tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Được biết, năm 2024, Trung tâm Điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội tỉnh Hà Tĩnh dự kiến tổ chức điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung cho 33 đoàn với khoảng 4.200 người có công và thân nhân người có công. Mỗi đợt điều dưỡng tập trung tại trung tâm là 6 ngày, trong khoảng thời gian này, Sở LĐ-TB&XH sẽ tiến hành các buổi đối thoại về các chế độ, chính sách người có công.

Thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với người có công, thân nhân người có công và Nhân dân về thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi người có công nhằm giải quyết kịp thời, đúng quy định những vướng mắc, kiến nghị chính đáng của đối tượng. Những kiến nghị, đề xuất của các đối tượng tại các buổi tuyên truyền, đối thoại thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành Trung ương sẽ được chúng tôi tập hợp, trình lên cấp trên để kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn.

Ông Đặng Văn Dũng

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH

Chủ đề Người có công với cách mạng

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.