Ai Cập: Phát hiện tu viện Cơ đốc giáo có niên đại lâu đời nhất thế giới

Một cuộc khai quật ở Ai Cập đã phát hiện tu viện Cơ đốc giáo có niên đại lâu đời nhất thế giới.

Ai Cập: Phát hiện tu viện Cơ đốc giáo có niên đại lâu đời nhất thế giới

Tu viện Cơ đốc giáo cổ đại được xây dựng bằng đá bazan có niên đại từ khoảng năm 350 sau công nguyên. Ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập/AFP

Theo Sputnik, tu viện hơn 1.600 năm tuổi này có thể thay đổi nhận thức và kiến ​​thức của nhân loại về Cơ đốc giáo.

Một nhóm nghiên cứu Na Uy là tác giả của phát hiện kinh ngạc này trong lúc khai quật ở Ốc đảo Bahariya trên sa mạc Ai Cập.

Tu viện Cơ đốc giáo có niên đại lâu đời nhất trên thế giới gồm những bức tường và sàn nhà với những dòng chữ Hy Lạp được bảo quản tốt - được coi là rất hiếm vì các tòa nhà đã hơn 1.600 năm tuổi.

Sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị carbon, nhóm nghiên cứu xác nhận rằng, rất nhiều đồ vật được khai quật - bao gồm tiền xu, đồ gốm và đồ vật bằng thủy tinh - có nguồn gốc từ khoảng năm 350 sau công nguyên.

Ai Cập: Phát hiện tu viện Cơ đốc giáo có niên đại lâu đời nhất thế giới

Di tích tu viện Cơ đốc giáo lâu đời nhất thế giới ở Ai Cập. Ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập/AFP

Nhà khảo cổ học Victor Ghica - giáo sư về cổ vật và Cơ đốc giáo thời kỳ đầu của Trường Thần học Na Uy - nói với đài truyền hình quốc gia Na Uy NRK: “Rất thú vị. Đây dường như là tu viện Cơ đốc giáo sớm nhất trên thế giới”.

Phần cuối cùng của tu viện được khai quật vào tháng 12 năm ngoái. Trong số này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhà bếp với đầy đủ đồ dùng cùng lò nướng và bàn. Các nhà khảo cổ học cũng phát hiện những lỗ hổng trên mặt đất mà họ tin là được dùng để đựng những chiếc bình rượu bằng đất sét. Ở giữa có một phòng với tàn tích của tủ quần áo.

"Giống như kiểu đột nhập vào nhà ai đó. Chúng tôi tìm thấy đĩa, đồ nấu nướng trong lò, bữa ăn cuối cùng của họ, tàn tích của xương cá và lông động vật, lọ ngũ cốc. Tất cả những thứ này họ để lại khi rời tu viện, có thể là vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6” - Ghica nói.

Ai Cập: Phát hiện tu viện Cơ đốc giáo có niên đại lâu đời nhất thế giới

Di tích của tu viện Cơ đốc giáo lâu đời nhất thế giới ở Ai Cập. Ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập/AFP

Đáng ngạc nhiên hơn nữa, các tu sĩ của tu viện không sống cuộc sống của người Sparta. Các phát hiện cho thấy xung quanh họ là những đồ vật rất độc đáo, chẳng hạn như thủy tinh từ Tunisia và Algeria ngày nay.

“Những phát hiện này thay đổi hiểu biết của chúng ta về Cơ đốc giáo thuở ban đầu. Ngay từ khoảng năm 350 sau công nguyên, đã có những cộng đồng tu viện được thành lập ở bên cạnh Đế chế La Mã - thời điểm cực kỳ sớm” - Ghica nhận định.

Nhà sử học tôn giáo Håkon Steinar Fiane Teigen lập luận rằng, phát hiện này sẽ khơi dậy sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu, bởi vì trong khi người ta biết rất nhiều về các tu viện Ai Cập từ các nguồn tài liệu viết, những khám phá khảo cổ ngoạn mục vẫn còn rất ít.

“Ngay cả khi chúng tôi không viết lại hoàn toàn câu chuyện, thì ít nhất chúng tôi cũng phải làm cho nó phong phú hơn” - Teigen cho hay.

“Bây giờ chúng tôi đã khai quật và xác định được niên đại của tu viện lâu đời nhất thế giới. Và tất cả bắt đầu từ đây trong sa mạc của Ai Cập trong những năm 300” - Vidar Haanes, giáo sư lịch sử nhà thờ của Trường Thần học Na Uy có trụ sở tại Oslo, cho biết.

Mặc dù có giá trị văn hóa và lịch sử to lớn, tu viện sẽ không bao giờ trở thành điểm thu hút khách du lịch hay các nhà nghiên cứu khác, lý do là gần như không thể bảo tồn nó ngoài trời.

"Thật không may, các phần của tu viện rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là các bức tường được xây bằng đất sét. Hai trận mưa rào và bốn năm ngoài gió sẽ phá hủy tu viện. Cách tốt nhất để bảo tồn là đắp cát trở lại. Thật đau lòng, nhưng tôi đã từng tận mắt chứng kiến ​​những địa điểm khảo cổ khác đã biến mất như thế nào” - Ghica kết luận.

Theo Laodong

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.