Ba cựu tổng thống Mỹ tình nguyện tiêm vaccine COVID-19 trước công chúng

Ba cựu Tổng Mỹ Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton tuyên bố sẽ tiêm vaccine COVID-19 công khai, nhằm củng cố lòng tin và khuyến khích người dân đi tiêm chủng.

Ba cựu tổng thống Mỹ tình nguyện tiêm vaccine COVID-19 trước công chúng

Cố vấn cấp cao của cựu Tổng thống George Bush cho biết đã liên hệ với hai chuyên gia đầu ngành y tế là chuyên gia dịch tễ học Anthony Fauci và Tiến sĩ Deborah Birx để ngỏ ý hỗ trợ quảng bá tầm quan trọng của vaccine COVID-19.

Sau đó, thư ký truyền thông của ông Clinton cũng cho biết tổng thống Mỹ thứ 42 sẵn sàng công khai sử dụng vaccine để thúc đẩy niềm tin của công chúng vào giải pháp y tế này.

Cựu tổng thống Obama cũng bày tỏ sự sẵn lòng trong việc tiêm chủng ngừa COVID-19, nếu chuyên gia y tế Anthony Fauci đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này.

Ba cựu tổng thống Mỹ tình nguyện tiêm vaccine COVID-19 trước công chúng

Cựu tổng thống Obama cũng bày tỏ sẵn lòng tiêm chủng COVID-19 ngay khi vaccine được chứng minh an toàn. (Ảnh minh họa: Reuters)

“Tôi hoàn toàn tin tưởng vào những người mà mình quen biết và từng làm việc cùng, như Tiến sĩ Anthony Fauci” - Tổng thống Mỹ thứ 44 chia sẻ. “Do đó, nếu ông Fauci nói với tôi rằng vaccine này an toàn và tôi nên dùng nó để tránh bị mắc COVID-19, tôi sẽ làm theo. Tôi hứa với các bạn rằng một khi vaccine được tiêm cho nhóm người ít có nguy cơ hơn, tôi sẽ nhận tiêm. Có thể tôi sẽ tiêm chủng trước máy quay hoặc trên sóng truyền hình để chứng minh bản thân tin tưởng vào khoa học” - ông Obama nói thêm.

Các tuyên bố trên được đưa ra sau khi Mỹ dự kiến ​​đón nhận lô vaccine COVID-19 đầu tiên của hai công ty dược phẩm Pfizer và Moderna vào giữa tháng 12 này.

Ba cựu tổng thống Mỹ tình nguyện tiêm vaccine COVID-19 trước công chúng

42% người Mỹ trưởng thành được hỏi vẫn nói rằng họ sẽ không tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna. (Ảnh minh họa: NYT)

Theo một cuộc thăm dò của Công ty tư vấn Gallup (Mỹ), nỗi lo lắng về việc tiêm chủng vaccine COVID-19 của người Mỹ bắt đầu giảm bớt. Tuy nhiên, 42% người Mỹ trưởng thành được hỏi vẫn nói rằng họ sẽ không tiêm vaccine của Pfizer và Moderna.

Tính đến ngày 3/12, tổng số ca mắc COVID-19 ở Mỹ tăng lên hơn 13 triệu ca, với hơn 272.000 ca tử vong - theo Dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Theo VTV

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, người đứng đầu phái đoàn đám phán của Phong trào Hamas, ông Khalil Al-Hayya ngày 17/4 cho biết nhóm này sẵn sàng đàm phán ngay lập tức về một thỏa thuận để trao đổi tất cả các con tin còn lại như một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.