Một mùa thu lại về. Trong rực rỡ cờ hoa đón chào Quốc khánh, muôn triệu trái tim người Việt lại rưng rưng hướng về Thủ đô Hà Nội, nơi cách đây 79 năm, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đã sang tuổi 86 nhưng khi kể về kỷ niệm được gặp Bác Hồ, thương binh Nguyễn Trọng Châu (SN 1938, thôn Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn nhớ như in từng chi tiết. Đó luôn là niềm tự hào để ông giáo dục con cháu nỗ lực học tập, lao động, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Công trình nhằm nhắc nhở mỗi cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hương Quang (Vũ Quang, Hà Tĩnh) phải luôn đoàn kết, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ.
Nhìn lại lịch sử dân tộc, đã có hàng triệu cuộc rời xa đất nước, ra đi tìm sự giải mã cho ẩn số lịch sử, ẩn số cuộc đời. Trong số các cuộc ra đi như vậy trong lịch sử hiện đại, tiêu biểu nhất là cuộc ra đi vì đại nghĩa cứu nước, cứu dân của Nguyễn Tất Thành ngày 5-6-1911, để lại dấu ấn định hình lịch sử cho Việt Nam và cho nhân loại trong thế kỷ XX, đặt tiền đề định hướng khát vọng dân tộc bước sang thế kỷ XXI.
“Sáng tháng Năm trời trong xanh quá. Bốn phương tụ về Ba Đình…”. Lời bài hát da diết cất lên, vang vọng khắp quảng trường lịch sử, đọng mãi trong tâm trí của hàng vạn người dân và du khách trên đường vào Lăng viếng Bác Hồ.
Về thăm Làng Sen quê Bác trong sắc nắng của khung trời xứ Nghệ, từng cảnh sắc quê hương, từng kỷ vật liên quan đến vị Cha già dân tộc dần hiện lên thật gần gũi, thân thương.
Lặng ngắm từng bông sen hồng do chính mình trồng bung nở giữa màu nắng tháng Năm vàng ruộm, lòng tôi lại rưng rưng nhớ về ký ức tuổi thơ, lại rưng rưng nhớ về Bác Hồ, về Làng Sen dấu yêu...
Bám sát thực tiễn, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện nhiệm vụ chính trị, BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh xây dựng các mũi đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025 và xác định rõ chủ đề từng năm, đồng thời tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, cách làm bài bản, sáng tạo.
Học Bác không phải ở đâu xa mà chính từ những đức tính tốt đẹp, gần gũi, giản dị của Người. Đối với Hà Tĩnh, trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã chú trọng nhân rộng những mô hình hay, tấm gương sáng, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.
“Ta nghe như vang tiếng Bác Hồ dậy từ non sông/ Rạo rực sao hôm nay, Bác vui với hội toàn dân” - câu hát trong ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà được cất lên trong giai điệu hào hùng của khúc khải hoàn mừng non sông thống nhất.
Ít có vị đứng đầu Nhà nước nào như Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi khi tết đến, xuân về đều có thơ chúc tết, mừng xuân. Đọc những bài thơ chúc tết, mừng xuân của Bác Hồ trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc, ta luôn thấy thiêng liêng, tự hào.
Với tầm nhìn xa trông rộng của một thiên tài, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nắm bắt được tình hình thế giới, đánh giá đúng thời cơ cách mạng để cùng Đảng ta lãnh đạo Nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, quê hương Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) lại nhộn nhịp những bước chân của du khách muôn phương. Cùng PV Báo Hà Tĩnh hòa trong tình cảm thiêng liêng của mỗi người con nước Việt dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
“Trăm sông về lại Biển Đông/ Bắc Nam sẽ lại về trong một nhà”. Câu thơ trong trường ca “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu viết từ năm 1960, sau 15 năm đã trở thành hiện thực: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà. Đó là dự báo thiên tài của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của một tất yếu lịch sử đấu tranh giữ nước, bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Hoạt động giới thiệu và thảo luận sách về Bác Hồ đang được tuổi trẻ Hà Tĩnh triển khai rộng rãi tới các chi đoàn, đoàn cơ sở, góp phần thúc đẩy, lan tỏa phong trào đọc sách và học tập, làm theo Bác trong thế hệ trẻ và trong cộng đồng.
Là người Việt Nam, sống giữa mùa thu lịch sử hào hùng của dân tộc, trong ngày Tết độc lập thiêng liêng và náo nức, ai mà không lắng lại lòng mình nhớ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Ai cũng thương tiếc, biết ơn, tự hào về Bác, người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và đã đi vào “thế giới người hiền” đúng ngày 2/9/1969.
Bác Hồ đã đi xa tròn 53 mùa thu nhưng hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc vẫn luôn hiện hữu trong trái tim mỗi người dân Hà Tĩnh, niềm tưởng nhớ ấy lại thêm bồi hồi trong ngày Quốc khánh 2/9.
77 năm qua, bản Tuyên ngôn Độc lập vẫn nguyên giá trị, khẳng định ý chí, khát vọng hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Những giá trị về quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc luôn vang vọng non sông, nhắc nhở các thế hệ hôm nay vững bước đi lên trên con đường dân tộc ta đã chọn.
Vượt qua hơn 2.000 bài thi trên toàn quốc, 3 thí sinh Hà Tĩnh đã đạt giải tại Cuộc thi Giới thiệu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức.
“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, đó là nội dung câu nói của Bác Hồ từ năm 1946, là nghị quyết của mọi nghị quyết không chỉ về văn hóa mà còn là định hướng phát triển đất nước trong mọi thời kỳ.
Dâng hương tưởng niệm và báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, đoàn đại biểu huyện Hương Sơn cùng đại diện các gương điển hình tiêu biểu nguyện hứa chung sức, đồng lòng, cống hiến hết sức mình xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Có một địa chỉ đỏ luôn gắn kết tình hữu nghị đặc biệt Lào - Việt Nam, đó là bản Xiengvang, huyện Nongbok, tỉnh Khammuan, nước CHDCND Lào - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Lào vào những năm 1928-1929.
Chào mừng 132 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Mầm non Trung Kiên (TP Hà Tĩnh) vừa tổ chức chương trình “Thiếu nhi Trung Kiên với Bác Hồ” vô cùng ý nghĩa, xúc động.
Kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), ôn lại sự kiện lịch sử xây dựng sân bay ở chiến khu Việt Bắc càng thấy thêm tầm nhìn chiến lược về ngoại giao, về quân sự vượt thời đại của Người.
Mỗi độ xuân về, khát vọng hạnh phúc, bình yên lại trào dâng. Lại nhớ câu thơ của Bác: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”. Cũng như khi đứng trước những thử thách, khó khăn phải vượt qua, mỗi chúng ta lại vang lên câu hát “… Hồ Chí Minh, Bác Hồ Chí Minh kính yêu/ Người là niềm tin tất thắng sáng ngời” (*).
Đọc lại những bức thư Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi mỗi dịp tết Trung thu, nghĩ đến tình thương bao la của Bác, tôi lại thấy ấm lòng từ những ân tình mà các tổ chức, cơ quan, đơn vị ở Hà Tĩnh dành cho trẻ em trong dịp Trung thu này.
52 năm Bác đi xa nhưng tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, phong cách của Người vẫn còn sống mãi, soi rọi con đường đi của cả dân tộc và của mỗi một chúng ta.