Ngôi làng Việt kiều hồi hương từ lời kêu gọi của Bác Hồ

(Baohatinh.vn) - Trên những chuyến tàu hồi hương của Việt kiều Thái Lan những năm 1960, nhiều gia đình đã chọn Hà Tĩnh để an cư, lập nghiệp.

Ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có một ngôi làng nhỏ hình thành từ năm 1960, cư dân ở đây đều là con cháu Việt kiều Thái Lan, hồi hương từ lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời gian thấm thoắt trôi qua, những “ông tổ” làng Tân Kiều cũng đã trở thành người thiên cổ, nhưng những câu chuyện về Bác Hồ vẫn được con cháu nơi đây cùng nhau lưu giữ.

bqbht_br_a2.jpg
Làng Tân Kiều ngày nay.

Ngược dòng lịch sử, đầu năm 1959 tại Thái Lan, kiều bào bị dồn về một số tỉnh miền Nam và Chính phủ sở tại có ý định trao đổi họ cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Kiều bào ta đã đoàn kết một lòng, kiên quyết chống lại những hành động đó và đòi hồi hương về miền Bắc Việt Nam. Đảng, Chính phủ Việt Nam dưới dự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Ngày 20/6/1959, Hiệp định hồi hương cho Việt kiều đã được ký kết. Theo đó, Việt kiều ở Thái Lan bắt đầu hồi hương vào đầu năm 1960. Ngày 10/1/1960, chuyến tàu đầu tiên chở 922 kiều bào ta ở Thái Lan về nước đã cập cảng Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều đồng chí trong Trung ương đã xuống tận cảng đón kiều bào.

Theo số liệu của Thái Lan năm 1960, trong thời gian ngắn đã có 70.042 người đăng ký hồi hương về miền Bắc Việt Nam. Tính từ chuyến đầu tiên đến đầu năm 1964, đã có 75 chuyến hồi hương với khoảng 45.500 người. Trong số này, có rất nhiều người, hộ gia đình chọn Hà Tĩnh làm nơi an cư. Ban đầu, nghe theo chủ trương vận động xây dựng vùng kinh tế mới, có 6 hộ gia đình Việt kiều tiên phong ngược rừng Truông Bát (xã Hà Linh, Hương Khê) để lập nghiệp. Về sau, chính quyền địa phương tiếp tục vận động các hộ khác (đang tạm trú rải rác ở nhiều địa phương) về vùng Truông Bát khai hoang, lập địa, hình thành nên làng Tân Kiều với hơn 20 hộ dân.

bqbht_br_a4.jpg
Ông Lê Viết Xạt và bà Hoàng Thị Hương là Việt kiều từ Thái Lan hồi hương, lập nghiệp tại làng Tân Kiều.

Chúng tôi đến gặp gia đình ông Lê Viết Xạt (SN 1947) và bà Hoàng Thị Hương (SN 1952), là những người mang trong mình 2 dòng máu Việt – Thái. Cha ông Xạt là ông Lê Viết Trì, quê gốc ở huyện Can Lộc. Sinh ra trong thời kỳ Pháp thuộc, không chịu nổi áp bức, ông Trì lặn lội qua nước Lào kiếm sống. Sau đó, ông di cư sang Thái Lan và lấy vợ (người Thái), định cư tại đây.

Cùng chung hoàn cảnh, cha bà Hương là ông Hoàng Đương, quê gốc ở huyện Nghi Xuân. Ông Đương cũng bôn ba qua Lào, qua Thái và lấy vợ là người Thái. Ông Trì, ông Đương đều là thành viên của Hội Việt kiều cứu quốc lúc bấy giờ.

Bà Hương kể lại: "Khoảng năm 1959, dù khi đó tôi mới 7 tuổi nhưng vẫn nhớ như in, cha tôi đang nghe Radio (đài phát thanh) thì mắt ánh lên, tâm trạng phấn chấn. Chúng tôi khi đó không hiểu tiếng Việt nên ông giải thích: “Cha (Bác Hồ) ta gọi ta về”. Rồi sau đó cha tôi đăng ký hồi hương, đến năm 1963 thì chúng tôi khăn gói lên tàu, trở về Việt Nam".

Gia đình ông Xạt với 10 người lên chuyến tàu hồi hương năm 1962. Ông Xạt chia sẻ: "Khi đó tôi đã 15 tuổi nên nhớ khá rõ. Ngày lên làng Tân Kiều khai hoang, mẹ tôi khóc nhiều lắm, bà là người Thái, trước đó chưa phải sống trong cảnh vất vả. May thay ngày ấy Bác Hồ có nói: “Những người Thái Lan theo chồng về Việt Nam là con dâu của Bác” và rất được Bác quan tâm. Mẹ tôi và những người Thái khác được ưu tiên nhận chính sách hỗ trợ gạo, hỗ trợ tem phiếu; hàng năm vào dịp lễ, tết, Bác đều gửi quà bánh, vải lụa… Nhờ đó mẹ tôi được an ủi, nhanh chóng hòa nhập".

bqbht_br_a3.jpg
Bà Hoàng Thị Hà – Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi thôn 10, xã Hà Linh cho biết, làng Tân Kiều rất yêu nước trong chiến tranh và nhạy bén làm kinh tế...

Làng Tân Kiều vừa ổn định cuộc sống thì Mỹ đánh phá miền Bắc. Nghe lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Nhân dân cả nước quyết tâm đánh thắng giặc, bà con làng Tân Kiều góp công, góp sức chống Mỹ cứu nước. Do nằm trên trục Quốc lộ 15A - huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam nên làng Tân Kiều bị đánh phá ác liệt. Bà con không tiếc người, tiếc của, hiến nhà làm kho chứa gạo, kho hậu cần; nương vườn trở thành trận địa pháo quân sự. Những ông Trì, ông Đương và thế hệ con cháu như ông Xạt… xung phong đi trực phòng không, vận chuyển, tiếp đạn pháo cho bộ đội. Nhiều chị em, có cả người Thái xung phong đi dân công hỏa tuyến, sửa đường, đắp đập. Sau này, nhiều gia đình ở Tân Kiều vinh dự đón nhận Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Hòa bình lập lại, bà con Việt kiều nhanh chóng bắt tay tái thiết làng. Thời kỳ khai khẩn thì bà con bán củi để kiếm sống. Về sau thì trồng chè, cam, bưởi, cao su, trồng rừng keo nguyên liệu, chăn nuôi trâu, bò để phát triển kinh tế. Nhiều người khác trở thành công nhân, làm việc trong các xưởng máy.

bqbht_br_a1.jpg
Làng Tân Kiều phát triển kinh tế dựa vào sản xuất rừng và trồng cây ăn quả, chăn nuôi.

Bà Hoàng Thị Hà – Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi thôn 10, xã Hà Linh cũng là người làng Tân Kiều. Bà Hà phấn khởi cho biết: "Làng Tân Kiều rất yêu nước trong chiến tranh và nhạy bén làm kinh tế, xây dựng quê hương trong thời bình. Bây giờ, con cháu đã phát triển lên gần 100 hộ dân, bà con sống chủ yếu dựa vào sản xuất rừng và trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Có nhiều hộ đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tiêu biểu như hộ ông Nguyễn Hải Âu, có hàng chục ha keo nguyên liệu, chăn nuôi gần 30 con bò; anh Lê Viết Mỹ dù còn trẻ nhưng đang phối hợp đầu tư hàng tỷ đồng để mở doanh nghiệp thu mua, chế biến keo tràm. Đặc biệt, gia đình anh Nguyễn Hải Đăng mở được nhà xe lớn ở thành phố Vinh (Nghệ An) chuyên tuyến Việt Nam – Thái Lan… Ngày nay, nhiều con em Tân Kiều cũng đi lao động tại Thái Lan; mua bán, trao đổi hàng hóa Việt – Thái. Còn thế hệ như chúng tôi vẫn giữ điệu múa lăm vông truyền thống của người Thái trong các dịp lễ tết, đám cưới… Trong mỗi thế hệ con cháu làng Tân Kiều đều ghi ơn Bác Hồ".

Chủ đề 135 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Đọc thêm

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Nối vòng tay lớn nâng bước học trò nghèo

Nối vòng tay lớn nâng bước học trò nghèo

Những “chuyến tàu” trong cuộc hành trình gần 10 năm “Tiếp sức tới trường” của Báo Hà Tĩnh đang dần cập bến. Tấm bằng đại học sau những năm nỗ lực trên giảng đường đã giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tự tin trở thành bác sỹ, sỹ quan quân đội, giáo viên, phiên dịch viên…
Trăm năm giữ tròn con chữ

Trăm năm giữ tròn con chữ

Thật tự hào khi giữa mạch nguồn 100 năm của nghề báo, trong lòng người làm báo Hà Tĩnh vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…
“Sứ giả” thầm lặng của du lịch Hà Tĩnh

“Sứ giả” thầm lặng của du lịch Hà Tĩnh

Là những người làm báo chuyên trách tuyên truyền lĩnh vực du lịch của Hà Tĩnh, chúng tôi không chỉ đi và viết, mà còn sống trong sự cảm nhận vẻ đẹp và hương vị quê hương để truyền tất cả tình yêu ấy vào từng câu chữ, khuôn hình.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Đổi thay làng muối Châu Hạ

Đổi thay làng muối Châu Hạ

Thôn Châu Hạ (xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà,Hà Tĩnh) là vùng quê có nghề muối nổi tiếng. Bao đời nay, người dân nơi đây vẫn luôn giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của cha ông để ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập.