(Baohatinh.vn) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh những tình cảm sâu nặng và sự quan tâm đặc biệt.
Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh vào năm nào?
Giải thích
Vào tháng 6/1957, sau hơn 50 năm rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước, giành độc lập cho dân tộc, Bác Hồ mới có dịp về thăm Nghệ An. Tuy nhiên, Người lại vào thăm Hà Tĩnh trước, bởi thời điểm đó, Hà Tĩnh là địa phương chịu hậu quả nặng nề của lũ lụt, sai lầm của cải cách ruộng đất. Vào lúc 6h30’ ngày 15/6/1957, đoàn xe của Bác vào đến TX Hà Tĩnh. Đông đảo các tầng lớp nhân dân đứng hai bên đường phố Phan Đình Phùng phấn khởi, vui mừng vỗ tay đón Bác. Cùng đi với Bác có đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị; đồng chí Trần Quốc Hoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Hoàng Văn Diện - Ủy viên Thường vụ Khu ủy, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Liên khu 4. Chuyến thăm và làm việc của Bác Hồ tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh. Sau sự kiện Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, các phong trào thi đua đã diễn ra sôi nổi khắp các địa phương, cơ quan, trường học với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc.
Ngày 30/12/1949, Bác Hồ đã ký lệnh tặng thưởng huân chương gì cho Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh?
Giải thích
Ngày 30/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vì đã có thành tích “là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành thanh toán nạn mù chữ trên phạm vi toàn tỉnh”, phần thưởng đặc biệt cao quý thời điểm lúc bấy giờ.
Với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài ca ngợi một tấm gương người anh hùng quê Hà Tĩnh trên Báo Nhân dân, số ra ngày 20/10/1954. Người anh hùng đó là ai?
Giải thích
Trong bài viết có tựa đề “Nhớ người chiến sĩ anh hùng” đăng trên Báo Nhân Dân, số 241, ngày 20/10/1954, Bác lấy bút danh C.B, ca ngợi một chiến sĩ quê huyện cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã có nhiều thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là chiến sĩ Phan Đình Giót. Bác viết: “Trong lúc vui mừng Thủ đô giải phóng, chúng ta càng nhớ đến công lao của bộ đội ta, nhớ đến những chiến sĩ anh hùng đã hy sinh vì Nhân dân, vì Tổ quốc. Đây là một trong trăm nghìn chuyện oanh liệt tỏ rõ tinh thần dũng cảm của bộ đội ta: Anh hùng Phan Đình Giót là người huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, năm nay 30 tuổi. Lúc bé, đi ở chăn trâu. Lớn lên, là một bần nông. Năm 1950, xung phong vào bộ đội. Vì người gầy gò, e thiếu cân, đồng chí Giót giắt đá sỏi vào người cho đủ cân để được tuyển. Ở bộ đội, đồng chí Giót gan dạ, cần cù, ngay thẳng, hay giúp đỡ anh em, cho nên được mọi người yêu mến. Trong các chiến dịch Tràng Bạch, Hòa Bình, đồng chí Giót đã lập chiến công. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trận Him Lam (13/3/1954), đơn vị đồng chí Giót phụ trách phá dây thép gai quanh đồn địch. 5 lô cốt địch trên đồi cao bắn xuống như mưa. Chiến sĩ ta nhiều người bị thương. Đồng chí Giót bị thương nặng ở đùi, chân, nhưng không chịu lùi, cố sức trườn lên đồi. Lại bị thương ở bả vai, vẫn nghiến răng ném lựu đạn vào lô cốt địch. Khi ta phá được 4 lô cốt, bộ đội ta ào lên đồi. Địch ở Mường Thanh bắn đại bác sang dữ dội, làm đổ một cây gỗ đè vào ngực đồng chí Giót. Ngất đi, tỉnh lại, đồng chí Giót thấy lô cốt thứ 3 vẫn bắn dữ để chặn đường tiến của bộ đội ta. Tuy máu chảy nhiều, gần kiệt sức, đồng chí Giót cứ rấn bò lên, đến chân lô cốt thì đưa hết lực lượng nhảy chồm dậy, nhét chặt lưng vào lỗ châu mai. Thế là địch không bắn được nữa. Bộ đội ta theo lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” ào ạt tiến lên, tiêu diệt toàn bộ địch ở Him Lam. Trong khói lửa nghi ngút, bộ đội ta đến nghiêng mình trước đồng chí Giót, vị anh hùng đã hy sinh oanh liệt để mở đầu cuộc đại thắng ở Điện Biên mà tiếng tăm đã vang lừng khắp thế giới. Hy sinh vì nước là thơm, Những phường giá áo túi cơm sá gì!”
Lời căn dặn của Bác: “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên” được Người đưa ra trong hoàn cảnh nào?
Giải thích
Ngày 6/7/1966, Bác trực tiếp nói chuyện với đoàn cán bộ Hà Tĩnh nhân dịp đoàn đi tham quan học tập kỹ thuật thâm canh lúa ở tỉnh Thái Bình về. Tại buổi nói chuyện này, Bác đã căn dặn “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên. Các đồng chí có làm được thế không? Làm được chứ? Miễn là lãnh đạo phải có quyết tâm, có tinh thần tự lực cánh sinh, biết lắng nghe ý kiến quần chúng”...
Công trình nào của Hà Tĩnh được Bác đích thân dặn dò: Phải lục hồ sơ mà nghiên cứu trước “để khi có thời cơ là xây dựng”.
Giải thích
Hồ Kẻ Gỗ thuộc địa bàn xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên có dung tích 345 triệu m3 nước là công trình đại thủy nông đầu tiên của tỉnh, phục vụ tưới cho vùng sản xuất rộng lớn gần 20 nghìn ha của 3 địa phương: Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh, đồng thời làm nhiệm vụ giảm lũ cho vùng hạ du trong mùa mưa lũ. Hồ Kẻ Gỗ có hồ sơ kỹ thuật từ năm 1934. Đến năm 1936, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành làm thủy lợi ở Kẻ Gỗ nhưng sau đó phải dừng lại vì Chiến tranh Thế giới thứ II. Ngày 15/6/1957, khi Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Hà Tĩnh, trong lúc nói chuyện với các cán bộ tỉnh, Bác dặn dò: “Phải lục hồ sơ Kẻ Gỗ mà nghiên cứu trước đi, để khi có thời cơ sẽ xây dựng”. Trên cơ sở đó, ngày 23/12/1974, Phủ Thủ Tướng ký Quyết định số 318/TTg phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế hồ chứa nước Kẻ Gỗ tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 26/3/1976, công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ chính thức khởi công trong sự vui mừng và hào hứng lên đường của hàng vạn người dân Nghệ Tĩnh.
Ông từng có nhiều năm du học ở Pháp, là con của một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Tuy bị bệnh hiểm nghèo nhưng với nghị lực phi thường, ông đã nghiên cứu, sáng tạo nên phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, "đẩy lùi giờ hẹn" với thần chết tới hơn 50 năm.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
“Tố Tâm” - một trong những tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã đưa nhà văn quê Hà Tĩnh trở thành một trong những người mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại của văn học nước nhà.
Ông quê ở làng Cải Lương, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà), là người kiến tạo, tổ chức và đặt nền móng vững chắc cho ngành Ngân hàng Việt Nam từ những ngày đầu thành lập.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.
Ông quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Trong lịch sử Việt Nam, chưa có một nhân vật nào có được huyền thoại, truyền thuyết về địa lý, phong thủy ảnh hưởng sâu sắc tới người dân, sống mãi với thời gian như ông.
Bà quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh; là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ thủ khoa Tiến sĩ Luật học ở Pháp; được Trung tâm Tiểu sử quốc tế bầu chọn là “Người phụ nữ quốc tế của thiên niên kỷ”…
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, coi báo chí là phương tiện quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Bác cũng chính là người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ông quê ở xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có công trực tiếp xây dựng Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, là cán bộ thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại xã Song Lộc (nay là xã Kim Song Trường), huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, được xem là người đặt nền móng cho ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Năm 26 tuổi, ông được bổ nhiệm là Bộ trưởng Canh nông (nay là Bộ NN&PTNT) trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là một trong những nhà thơ lớn, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc của Việt Nam thế kỷ XX.
Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam sinh ngày 29/3/1918 tại Trung Lễ (nay là xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông là một trong số những nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỷ XX.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc (International Day of Happiness) nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao giá trị hạnh phúc trên toàn cầu.
Người đoàn viên thanh niên cộng sản này quê ở Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Anh nổi tiếng với câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Vị quý phi này nổi tiếng thông tuệ, lại có dung mạo xinh đẹp. Bà đã soạn thảo 10 kế trị nước, an dân dâng vua Trần Duệ Tông. Sau khi mất, linh cữu quý phi được an táng tại vùng cửa biển TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Cuộc đời ông chủ yếu gắn bó vùng đất quê ngoại ở Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - nơi ông không màng đến công danh phú quý, tập trung nghiên cứu y học.
Tổng Bí thư Trần Phú (quê Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dự thảo bản Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam.