(Baohatinh.vn) - Trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng quê Hà Tĩnh đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
Giải thích
Đồng chí Phan Đình Giót sinh năm 1922, quê huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Phan Đình Giót trải qua tuổi thơ vất vả khi bố mất sớm, từ nhỏ đã phải đi ở đợ, làm thuê, sống trong cảnh cực nhọc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí tham gia lực lượng tự vệ chiến đấu. Người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh đi vào lịch sử với hành động bất khuất “lấy thân mình lấp lỗ châu mai”, cùng góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Trước Điện Biên Phủ, đồng chí Phan Đình Giót từng tham gia chiến dịch nào?
Giải thích
Năm 1950, Phan Đình Giót xung phong vào bộ đội chủ lực và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí đã tham gia nhiều chiến dịch lớn, như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận đánh nào, đồng chí cũng nêu cao tinh thần quả cảm, vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mới 3 tháng tuổi quân, đồng chí Phan Đình Giót đã tham gia chiến đấu ở Đường 18 trong trận đánh đồn Tràng Bạch. Cuộc chiến đấu diễn ra gay go, ác liệt. Tiêu diệt xong lô cốt số một, Phan Đình Giót bị thương nặng, cấp trên cho phép lùi về hậu phương nhưng đồng chí vẫn xin ở lại, tiếp tục làm tròn nhiệm vụ cho đến khi trận đánh kết thúc. Cuối năm 1950, trong trận Chùa Tiếng, Phan Đình Giót dũng cảm xung phong, một mình bò lên đánh bộc phá phá sập lô cốt địch, rồi ném lựu đạn tiêu diệt nhiều tên địch, tạo điều kiện cho đơn vị chiến thắng.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Phan Đình Giót thuộc đơn vị nào?
Giải thích
Mùa đông năm 1953, đồng chí Phan Đình Giót tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Lúc ấy, Phan Đình Giót là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312. Ngày 13/3/1954, trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 312 đồng loạt tấn công vào cứ điểm Him Lam. Phan Đình Giót cùng các chiến sĩ Đại đội 58 được lệnh dùng bộc phá phá rào 8 lần để mở cửa lô cốt. Khi đơn vị xung phong mở đánh vào trung tâm thì bị địch trong lô cốt bắn trả dữ dội. Phan Đình Giót đánh quả bộc phá thứ 9 thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh quả bộc phá thứ 10. Địch tập trung hỏa lực bắn dữ dội, đồng đội bị thương vong nhiều. Căm thù giặc cao độ, Phan Đình Giót lao lên đánh tiếp 2 quả bộc phá nữa, phá toang đoạn rào cuối cùng để bộ đội xông lên đánh sập lô cốt của địch. Lợi dụng thời cơ quân địch hoang mang, Phan Đình Giót vượt lên áp sát lô cốt số 2 ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên và tiếp tục bị thương vào vai mất rất nhiều máu. Trong lúc đó, hỏa điểm của địch từ lô cốt số 3 bất ngờ xuất hiện bắn mạnh vào đội hình của quân ta. Phan Đình Giót cố gắng bò lên nhích dần đến lô cốt này, dùng hết sức mình nâng tiểu liên bắn mạnh vào lỗ châu mai, rồi rướn người lấy đà lao cả thân mình bịt kín lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên như vũ bão, tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Đồng chí Phan Đình Giót đã hy sinh anh dũng lúc 22 giờ 30 phút ngày 13/3/1954.
Anh hùng Phan Đình Giót được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu gì?
Giải thích
Ngày 1955, đồng chí Phan Đình Giót được Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Để tưởng nhớ người anh hùng dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đều có các con đường mang tên Phan Đình Giót.
Ngày 25/2/2024, công trình lưu niệm anh hùng Phan Đình Giót được khởi công xây dựng tại xã nào của huyện Cẩm Xuyên?
Giải thích
Để tri ân công lao của Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phan Đình Giót, Bộ TN&MT đã đứng ra kêu gọi, huy động nguồn lực xã hội hóa; thông qua kết nối của UBND tỉnh và BTV Tỉnh đoàn Hà Tĩnh để xây dựng công trình lưu niệm. Công trình được khởi công vào ngày 25/2/2024, xây dựng ngay trên chính nền ngôi nhà nơi anh hùng Phan Đình Giót sinh ra và lớn lên ở thôn Vĩnh Phú, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên. Công trình có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 20 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: nhà thờ thiết kế 3 gian bằng gỗ, nhà đón tiếp trưng bày, sân vườn, cải tạo cảnh quan giếng làng, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác.
Ông từng có nhiều năm du học ở Pháp, là con của một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Tuy bị bệnh hiểm nghèo nhưng với nghị lực phi thường, ông đã nghiên cứu, sáng tạo nên phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, "đẩy lùi giờ hẹn" với thần chết tới hơn 50 năm.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
“Tố Tâm” - một trong những tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã đưa nhà văn quê Hà Tĩnh trở thành một trong những người mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại của văn học nước nhà.
Ông quê ở làng Cải Lương, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà), là người kiến tạo, tổ chức và đặt nền móng vững chắc cho ngành Ngân hàng Việt Nam từ những ngày đầu thành lập.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.
Ông quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Trong lịch sử Việt Nam, chưa có một nhân vật nào có được huyền thoại, truyền thuyết về địa lý, phong thủy ảnh hưởng sâu sắc tới người dân, sống mãi với thời gian như ông.
Bà quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh; là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ thủ khoa Tiến sĩ Luật học ở Pháp; được Trung tâm Tiểu sử quốc tế bầu chọn là “Người phụ nữ quốc tế của thiên niên kỷ”…
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, coi báo chí là phương tiện quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Bác cũng chính là người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ông quê ở xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có công trực tiếp xây dựng Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, là cán bộ thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại xã Song Lộc (nay là xã Kim Song Trường), huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, được xem là người đặt nền móng cho ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Năm 26 tuổi, ông được bổ nhiệm là Bộ trưởng Canh nông (nay là Bộ NN&PTNT) trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là một trong những nhà thơ lớn, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc của Việt Nam thế kỷ XX.
Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam sinh ngày 29/3/1918 tại Trung Lễ (nay là xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông là một trong số những nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỷ XX.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc (International Day of Happiness) nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao giá trị hạnh phúc trên toàn cầu.
Người đoàn viên thanh niên cộng sản này quê ở Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Anh nổi tiếng với câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Vị quý phi này nổi tiếng thông tuệ, lại có dung mạo xinh đẹp. Bà đã soạn thảo 10 kế trị nước, an dân dâng vua Trần Duệ Tông. Sau khi mất, linh cữu quý phi được an táng tại vùng cửa biển TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Cuộc đời ông chủ yếu gắn bó vùng đất quê ngoại ở Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - nơi ông không màng đến công danh phú quý, tập trung nghiên cứu y học.
Tổng Bí thư Trần Phú (quê Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dự thảo bản Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam.