Ấm mãi lời Người...

(Baohatinh.vn) - Đã 67 năm trôi qua kể từ ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh nhưng trong tâm thức người dân vẫn luôn in đậm bóng hình và lời căn dặn của Người.

106d5001807t5966l7-untitled-1.jpg
Bác Hồ cùng đoàn công tác Trung ương thăm Hà Tĩnh vào ngày 15/6/1957. Ảnh tư liệu.

Bố tôi là một nông dân ở Lộc Hà, năm nay đã 93 tuổi đời, 69 năm tuổi Đảng, mắt mờ, chân chậm, bỗng một ngày ông bảo tôi: “Con đưa bố vào thành phố, bố muốn đến Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh”. Chiều bố, tôi đưa ông đi nhưng lòng vẫn thắc thỏm, bởi quãng đường hơn 20km không phải quá xa nhưng đối với người già yếu, trong thời tiết ngày hè nóng bức quả thật là vất vả. Vậy nhưng, trái với những lo âu trong tôi, bố trở nên sôi nổi, hoạt bát hơn hẳn ngày thường.

Ông hào hứng kể: “Ngày 14/6/1957, tức trước 1 ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, bố lúc đó là Bí thư Đoàn xã Hồng Lộc, đang cùng đoàn viên làm thủy lợi thì nhận được thông báo từ huyện Can Lộc về việc cử đại biểu vào thị xã Hà Tĩnh họp nhân dịp có phái đoàn đặc biệt từ Trung ương về. Trong đó, đại diện lực lượng thanh niên là Bí thư Đoàn xã, tuy nhiên, vì đang làm nhiệm vụ nên bố đề xuất người khác đi thay. Kết quả, ông Nguyễn Huyến lúc đó là Ủy viên BCH Đoàn xã, Bí thư Chi đoàn thôn Đại Lự được cử đi. Dù có phần tiếc nuối nhưng bố cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi nghe kể lại hình dáng Bác, lời dặn ân cần của Bác dành cho Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh”.

a2.jpg
Bố tôi - một đảng viên nông dân ở Lộc Hà cảm thấy hạnh phúc khi được đến thăm Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh.

Dừng trước hồ sen trong khuôn viên di tích, ông hào hứng nói: “Đây là cây cầu, nơi cách đây 67 năm, tức ngày 15/6/1957, Bác đứng nói chuyện với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Còn kia, cả khu vực đó là trụ sở Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ngày ấy, căn nhà chỉ lợp bằng tranh tre thôi. Giờ mọi thứ khang trang và đẹp hơn xưa gấp trăm, gấp ngàn lần con ạ”.

Nói rồi bố đi lại phía tượng đài Bác Hồ nghiêng mình kính cẩn: “Chào Bác! Hôm nay con về thăm Bác đây ạ!”. Những hành động và lời nói của bố khiến tôi xúc động rưng rưng, niềm kính yêu vô hạn của bố đối với Bác Hồ đang lan sang tỏa sang tôi một cách mạnh mẽ.

Tôi chợt hiểu được vì sao bố đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho công tác xã hội, khi gần 60 năm, kể từ năm 20 tuổi cho đến bước vào tuổi 80 ông vẫn hăng hái, miệt mài “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, cáng đáng nhiều nhiệm vụ khác nhau trong các đoàn thể địa phương. Hiểu được vì sao, từ khi tôi còn nhỏ cho đến sau này vẫn thường chứng kiến bố treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, thắp hương lên bàn thờ Bác Hồ mỗi dịp sinh nhật Người, những ngày lễ lớn của quê hương, đất nước; kể về Bác cho con cháu nghe chưa lúc nào hết chuyện.

a3.jpg
Đối với nhiều người dân Hà Tĩnh, lời dặn dò của Bác ngày Người về thăm quê luôn ấm mãi trở thành "kim chỉ nam" cho mỗi việc làm, hành động.

Nhớ có lần bố nói: “Bố sinh được 3 tháng tuổi thì ông nội mất, ruộng đất bấy giờ về tay địa chủ, một mình bà đi làm thuê làm mướn nuôi 3 chị em, 7-8 tuổi bố đã phải đi ở đợ. Nếu không có Bác Hồ, không có cách mạng thì cuộc đời bố và dân tộc ta sao có những ngày độc lập, tự do như sau này, các con cũng không có cuộc sống đủ đầy như hôm nay”. Bên Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, một lần nữa, ông lại truyền cho tôi niềm kính yêu Người, sự tự hào khi quê hương đã lưu lại những ký ức đẹp đẽ về vị lãnh tụ dân tộc.

a6.jpg
Bác Hồ nói chuyện tại hội nghị cán bộ nhân dịp Người về thăm Hà Tĩnh ngày 15/6/1957. Ảnh tư liệu

Cùng với câu chuyện của bố mình, tôi cũng đã gặp rất nhiều tình cảm của người dân Hà Tĩnh khi nhắc nhớ kỷ niệm ngày Bác Hồ về với quê hương núi Hồng - sông La. Trong đó, tiêu biểu là câu chuyện của những người đã được gặp Bác hoặc chứng kiến sự kiện Người về thăm Hà Tĩnh như: ông Nguyễn Văn Minh (nguyên Bí thư Thị ủy Hà Tĩnh (1970-1986); ông Nguyễn Huyến (nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc (1979-1992); ông Trần Hậu Khánh - hiện là Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh)… Với họ, kỷ niệm được gặp Bác, được nghe lời dạy của Người trên quê hương Thành Sen ngày ấy đã trở thành ký ức đẹp đẽ nhất cuộc đời, trở thành động lực để mỗi người phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống.

Trong một lần chuyện trò với tôi, ông Trần Hậu Khánh bày tỏ: “Dù hôm đó chỉ được nhìn thấy Bác từ xa trong đoàn xe diễu hành trên đường Phan Đình Phùng nhưng tôi luôn cảm thấy may mắn và đó là kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời mình. Tôi luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ về sự kiện trọng đại này và lấy đó là niềm tự hào, động lực để luôn phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển”.

a5.jpg
Ông Trần Hậu Khánh - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh).

Chị Mai Thị Ngọc Trang - Bí thư Đoàn phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Sinh ra khi Bác đã đi xa nhưng cũng như nhiều người dân Việt Nam, tình cảm của tôi đối với Bác Hồ vô cùng lớn. Và những câu chuyện xung quanh sự kiện Bác về thăm Hà Tĩnh vẫn luôn là điều tôi quan tâm, tìm hiểu để học tập, làm theo. Tôi luôn tự hào khi nơi diễn ra sự kiện thiêng liêng đó chính là nơi tôi được sinh ra và lớn lên.

Thời gian qua, cùng với các hoạt động vệ sinh môi trường Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, chúng tôi cũng thường xuyên đến dâng hương, hoa, báo công với Bác vào các ngày lễ lớn; tổ chức kết nạp đoàn viên tại khu lưu niệm. Đoàn phường Tân Giang luôn xem đây là địa chỉ đỏ để giáo dục tuổi trẻ về sự biết ơn công lao to lớn của Bác và thế hệ đi trước đối với dân tộc cũng như quê hương Hà Tĩnh. Qua đó, tạo động lực để mỗi ĐVTN phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, không ngừng học tập, lao động xây dựng quê hương”.

a4.jpg
Chị Mai Thị Ngọc Trang (hàng đầu ngoài cùng bên phải) cùng các ĐVTN Đoàn phường Tân Giang trong lễ kết nạp đoàn cho các thanh niên ưu tú tại Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh.

Đã ngót trăm năm kể từ ngày thị xã Hà Tĩnh được thành lập, 67 năm ngày Bác về thăm, ngày nay, mỗi con đường, góc phố nơi Bác Hồ từng lưu lại đã đổi thay. TP Hà Tĩnh nói riêng và quê hương núi Hồng - sông La ngày càng phát triển với nhiều thành quả từ sự chung tay xây dựng của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà. Đó cũng là sự tri ân những lời trao gửi ân cần thiết tha của Bác dành cho quê hương Hà Tĩnh.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.